logo

Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa học sinh giỏi

Những tác phẩm của Xuân Quỳnh đều thể hiện được sự sâu sắc của một người phụ nữ, nhưng câu từ lại bình dị và ấm áp. Tác phẩm “Tiếng gà trưa” ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh tiếng gà trưa trong bài đã trở thành một hình ảnh mang theo sự gợi nhớ quê nhà. Dưới đây là dàn và bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa học sinh giỏi do Toploigiai biên soạn, mời các bạn cùng tham khảo nhé.


1. Lập dàn ý Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa học sinh giỏi

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và hình ảnh Tiếng gà trưa.

b. Thân bài:

- Phân tích vẻ đẹp trong đoạn thơ đầu tiên: tiếng gà làm nhân vật quay lại ký ức của tuổi thơ

- Phân tích vẻ đẹp trong đoạn thơ thứ hai: Đưa anh chiến sĩ về lại với người bà tần tảo, cả cuộc đời lo cho con cho cháu

- Vẻ đẹp trong đoạn thơ cuối: Tình yêu, hình ảnh đất nước gắn với người bà và bao kỷ niệm đẹp.

- Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm và tác dụng của nó.

c. Kết bài: Cảm nghĩ về tiếng gà trưa và tác dụng của nó trong toàn bộ tác phẩm.

>>> Tham khảo: Top 14 bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa

Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa học sinh giỏi

2. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa học sinh giỏi

Đề tài về người lính là một trong những đề tài được nhiều tác giả sử dụng. Xuân Quỳnh cũng là một tác giả trưởng thành và phát triển lên từ đề tài này. Những tác phẩm của bà đều thể hiện được sự sâu sắc của một người phụ nữ, nhưng câu từ lại bình dị và ấm áp. Tác phẩm “Tiếng gà trưa” ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh tiếng gà trưa trong bài đã trở thành một hình ảnh mang theo sự gợi nhớ quê nhà.

Âm thanh tiếng gà trưa vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là những vùng nông thôn. Nó bình dị nhưng lại chứa nhiều tình cảm của tác giả, cũng là nhân vật trong câu chuyện. Trong những câu thơ đầu tiên, khung cảnh quen thuộc xuất hiện. Và, thứ làm cho người chiến sĩ bỗng khựng lại đó chính là tiếng gà trưa. 

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ”

Tiếng gà “Cục... cục tác... cục ta” như tiếng gọi từ phía xa xôi, thổi vào linh hồn của người lính. Chính nhờ khung cảnh và tiếng gà quen thuộc ấy, những kỷ niệm trong tâm trí của người chiến sĩ được gợi lên. Phải chăng, tiếng gà ấy là một thứ đặc biệt, vô cùng thân quen với người lính. Vậy thì mới có thể gợi lên được những ký ức đằng sau khiến người lính xao xuyến. Qua đây, ta cũng thấy được tác giả đã thần thánh hoá 1 chi tiết vô cùng quen thuộc trở nên không chân thực. Tiếng gà trưa còn giúp người chiến sĩ có thêm động lực bước về phía trước. Người con xa quê không còn mệt mỏi trên đoạn đường nắng nóng dài dằng dặc, những vất vả đó sao bằng hình ảnh đẹp đẽ trong đầu người lính? Thông qua phép tu từ ẩn dụ, tâm trạng bồi hồi của nhân vật trữ tình cũng được làm rõ:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Trong đoạn tiếp theo, hình ảnh tiếng gà trưa lại hiện lên. Nhưng khung cảnh như xuyên qua không gian và thời gian, trở về với tuổi thơ đã qua của nhân vật. Nơi đó có bà nội tần tảo dịu hiền, có làng xóm quen thuộc gần gũi. Những tháng năm tuổi thơ bên bà đã là một phàn tiềm thức không thê quên được, tiếng gà trưa chỉ là một nhân tố thúc đẩy nỗi nhớ về bà trong lòng người lính trẻ. Đó là những ổ rơm đầy trứng, màu lông óng ả của những cặp gà,… Tuổi thơ ấy cũng đầy ngây ngô, những câu mắng yêu của người bà còn quanh quẩn. Xuyên suốt qua tất cả, thứ làm người chiến sĩ xa quê mong nhớ nhất vẫn là người bà. Bà là người thân nhất, là người yêu thương nhân vật và cũng là người phụ nữ tần tảo, vất vả nhưng quá đỗi dịu dàng. Ước mong của bà là cháu lớn lên mạnh khỏe, tốt đẹp. Vậy nên mỗi câu mắng của bà thực chất lại là những lời yêu thương mà đến khi lớn, người lính mới thấu hiểu được. Những hình ảnh đó còn cho người đọc thấy được gia cảnh khó khăn, nhưng bà luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho cháu. Đó chỉ là những bộ quần áo ấm khi đông về, hay những bộ quần áo mới khi Tết cận kề. Thông qua hình ảnh tiếng gà trưa thôi, nhưng ta thấy được cả một câu chuyện cảm động đằng sau. 

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

- Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

“Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp”

Đoạn cuối cùng, tác giả quay ngược lại tình cảnh hiện tại của anh lính, cũng là của đất nước:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” được tác giả lặp lại tận 4 lần. Không còn những ngây ngô, ngờ nghệch tỏng quá khứ, người lình giờ đã có bao thứ cần lo toan. Động lực khiến chàng trai trẻ tay cầm súng ra chiến trường, là vì tình yêu tổ quốc và xóm làng, cùng là tình thân đong đầy trong lồng ngực. Hình ảnh tiếng gà cục tác lại được nhắc đến, cũng là hình ảnh khép lại bài thơ. Tiếng gà đó xuất hiện như một cách thể hiện tình cảm khéo léo của nhân vật. Bởi tiếng gà là đại diện cho người bà, là đại diện cho một tuổi thơ trong sáng đầy ắp kỷ niệm, cũng là đại diện cho làng quê yêu dấu.

Với việc sử dụng hình ảnh tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã xuất sắc thể hiện được những kỷ niệm đẹp đã và cả những hiện thực trong cuộc sống người lính. Không chỉ đơn giản là một hình ảnh, tiếng gà còn là thứ dẫn dắt nhân vật trở lại tuổi thơ bên người bà yêu dấu. Lại một lần nữa, tình thân đã gắn liến với tình cảm thiêng liêng với Tổ Quốc, là thứ không thể tách rời.

>>> Tham khảo: Phân tích về tình bà cháu trong bài Tiếng gà trưa

----------------------------------

Trên đây là dàn và bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa học sinh giỏi do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/10/2022 - Cập nhật : 01/07/2023