logo

Top 20 bài cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa sâu sắc nhất. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!


Dàn ý cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa sâu sắc nhất

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

- Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

- Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

- Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

- Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

- Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

- Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.


Cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh 

     Tiếng gà trưa trên con đường hành quân, tiếng gà trưa cùng những tâm tình thuở nhỏ, tiếng gà trưa là động lực chiến đấu cho người cháu… là những điểm chính khi phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh. 

Tiếng gà trưa vang lên trên đường hành quân

     Tiếng gà trưa là tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng. Tiếng gà trưa vừa là lời thơ, vừa là những âm thanh giản dị gọi về những kỉ niệm da diết về một nơi chốn bình yên của con người. Đó là những cảm xúc ấu thơ của một người lính, nó khơi gợi lên những kỉ niệm tươi đẹp nhất, giản dị nhất, thân quen nhất của người chiến sĩ với người bà, với làng quê của mình. Cũng chính nhờ những kỉ niệm tươi đẹp đó mà người lính càng thêm yêu quê hương hơn. Và nó đã trở thành niềm động viên lớn nhất đối với người lính trẻ khi phải chiến đấu ngoài mặt trận.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

     Thời gian trôi qua thì không bao giờ trở lại. Dòng quay của bánh xe thời gian có thể thay đổi mọi thứ nhưng có một điều mà nó không bao giờ thay đổi đó là những rung động, những cảm xúc do kỉ niệm tuổi thơ đem lại mà mỗi người đều có. 

     Những cảm xúc đó có thể gắn liền với những điều cao cả, tươi đẹp nhưng nó cũng có thể gắn liền với những hình ảnh rất đỗi gần gũi, thân quen, nó có thể là những “bếp lửa” hồng, là những câu chuyện cổ tích bà hay kể, những trò chơi dân gian cùng với lũ bạn mỗi khi chiều về hoặc đơn giản chỉ là tiếng gà “Cục… cục tác cục ta”. Tiếng gà trưa chính là những cảm xúc như vậy: giản dị, thân thuộc nhưng lại da diết, bồi hồi…

     Bài thơ là tiếng lòng của người lính trẻ, là những cảm xúc bất chợt hiện về trong kí ức anh trên con đường hành quân, khi đi qua một xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ thứ âm thanh bình thường mà ta có thể dễ dàng bắt gặp khi đi qua ở bất kì làng thôn nào, nhưng khi xuất hiện trong bài thơ lại trở nên thật đặc biệt. Nó như thắp lên ngọn lửa yêu thương, khiến cả một trời kỉ niệm như ùa về… Cứ thế tiếng gà trưa đã làm “xao động” nắng trưa và cả tâm hồn của người lính trẻ.

     Những tình cảm của người lính càng trở nên da diết hơn khi Xuân Quỳnh đã khéo léo tạo nên sự chuyển đổi cảm giác tinh tế khiến cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi bằng cách sử dụng điệp từ “nghe” ba lần. Âm thanh ấy như tiếng trống dồn dập, như muốn tiếp thêm động lực cho người lính, khiến cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào.

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”.

     Khi phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa sẽ thấy tiếng gà trưa ấy càng ngày càng khiến những kỉ niệm của người lính trở nên rõ nét và mãnh liệt hơn.

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.”

     Chỉ là âm thanh vang vọng thôi cũng khiến cho người lính trẻ sống lại, nhớ lại hình ảnh của ổ rơm, của đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo chăm sóc sớm hôm. Những hình ảnh, những gam màu tươi sáng cứ thể hiện về như muốn lấp đầy cả kí ức người lính. 

     Có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm. Có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa. Có “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Có thể thấy, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh không chỉ là thơ mà còn là một bức tranh làng quê tuyệt đẹp bởi nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất tài tình. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh thật sống động.

Tiếng gà trưa gắn với những tâm tình tuổi nhỏ

     Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa để thấy tiếng gà trưa đầy kỉ niệm của tâm tình tuổi thơ. Không chỉ gợi lên trong tâm trí người lính hình ảnh của một làng quê nhỏ mà “tiếng gà trưa” còn gợi lên hình ảnh của một người bà thân yêu. Những lần nghịch ngợm lén xem gà đẻ trứng để rồi bị bà mắng, rồi sau đó lại lo lắng khi sợ bị lang mặt. Những kỉ niệm “trẻ con” ấy thật vui, thật hài hước mà đến bây giờ ta có muốn quay trở lại cũng không thể được. Tuy vậy, nó vẫn luôn in sâu trong tâm trí người lính trẻ. Nó mãnh liệt đến nỗi chỉ cần một tiếng gà thôi cũng đủ khuấy động cả một trời kí ức đó.

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”.

     Hay đó còn là sự lo lắng của bà khi mùa đông tới, bà lo lắng vì sợ cái giá lạnh của mùa đông sẽ làm đàn gà toi mất, bà sợ đứa cháu nhỏ không có manh áo mới để mặc khi năm mới về. Bà cứ thế “chắt chiu”,  tay khum khum soi từng quả trứng. Bà chăm sóc đàn gà bằng tất cả sự yêu thương dành cho đứa cháu nhỏ để mua cho cháu bộ quần áo mới.

“Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.”

     Những bộ quần áo tuy đơn giản nhưng đó là cả tấm lòng của bà. Chúng không chỉ được đổi bằng tiền bán gà mà còn được đổi bằng những tần tảo sớm hôm, những vất vả không quản nắng mưa, giá rét. Tình yêu của bà dành cho cháu là bao la, vô bờ bến. Bà tuy không phải là chiến sĩ trên chiến trường nhưng bà luôn là một người mẹ, người bà Việt Nam anh hùng. Người có thể hi sinh tất cả chỉ để cho đứa cháu nhỏ có “cái quần chéo go”, cái áo cánh chúc bâu”.

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

     Người lính cứ thế lớn lên bên cạnh những niềm vui bé nhỏ như vậy. Những lần bà mắng hay những bộ quần áo làm sao có thể nói lên tất cả tình yêu thương của bà. Nhưng nó lại là những điều gần gũi nhất, những điều giản dị nhất mà bà vẫn hay làm. 

     Những chi tiết rất đỗi đời thường đó  lại được tác giả thể hiện rất đặc biệt để thông qua đó tác giả đã làm nổi bật hình ảnh của một người bà tảo tần, một người bà giàu đức hi sinh. Tình cảm của bà, những kỉ niệm về bà cũng chính là hậu phương vững chắc cho người lính yên tâm công tác trên mặt trận.


Cảm nhận và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa là động lực cho cháu chiến đấu

     Những kỉ niệm đó đã trở thành một giấc mơ đẹp, một giấc mơ “hồng” rực rỡ của người lính trẻ. Giấc mơ tràn đầy sự hạnh phúc, giấc mơ theo người lính ra chiến trường.

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

     Càng yêu gia đình bao nhiêu, người lính càng yêu quê hương bấy nhiêu. Tình yêu đó đã trở thành động lực chiến đấu mạnh mẽ của người lính. Khi phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa thì đây chính là những biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết và sâu nặng. 

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Đánh giá chung khi phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng gà trưa

     Không chỉ cuốn hút người đọc ở mảng nội dung, bài thơ còn đặc sắc ở mạch thể hiện cảm xúc của người cháu. Cảm xúc đó Xuân Quỳnh thể hiện một cách liên tục, xuyên suốt từ đầu cho đến cuối bài thơ một cách mạch lạc và trôi chảy nhưng lại không bị trùng lặp. 

     Từ những cảm xúc bất chợt hiện về khi nghe một tiếng gà trưa tại nơi dừng chân, những cảm xúc đó càng trào dâng hơn khi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, những tình cảm sâu nặng của bà và cháu cùng những kỉ niệm khó quên trong cuộc sống hiện về. Thứ cảm xúc đó lại càng dâng cao hơn khi từ tình cảm bà cháu, tác giả phát triển lên thành tình yêu với quê hương và cuối cùng là tình yêu đối với đất nước. Những tình cảm khác nhau nhưng lại không bị rời rạc là nhờ vào sự tài tình của nhà thơ trong việc sử dụng cụm từ “tiếng gà trưa”. 

     Trong bài thơ, không khó để nhận ra nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng cụm từ tiếng gà trưa đến bốn lần và đều đứng đầu ở mỗi khổ thơ. Mỗi lần sử dụng cụm từ lại mang một ý nghĩa khác nhau. Khiến cho cảm xúc càng trở nên liền mạch và dạt dào hơn. Hay việc lặp lại các từ ngữ như “nghe” ở khổ thơ đầu,  từ “vì” ở khổ thơ cuối,…cũng giúp cho những cảm xúc trong bài thơ được nhấn mạnh hơn, gây ấn tượng và đi sâu vào lòng người hơn.

     Ngoài ra, việc sử dụng thể thơ năm chữ cũng góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Từng khổ thơ với độ dài ngắn và cách gieo vần khác nhau,. có khi tác giả sử dụng vần liền, có khi lại sử dụng vần cách, có khi không sử dụng vần. Chính điều này làm cho nội dung, tư tưởng và cảm xúc được thể hiện một cách tự nhiên, không bị gò bó.

     Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc lại ở cách bà sử dụng những hình ảnh, âm thanh giản dị nhưng đầy quen thuộc. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng”, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng”, là tiếng “sột soạt” của bộ quần áo mới.

     Tình cảm bà – cháu, tình yêu quê hương, đất nước tuy là một đề tài phổ biến và quen thuộc mà bất kì một nhà thơ nào sống trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đều đã từng thử qua một lần. Nhưng có thể nói, không một ai có thể có một lối viết dạt dào cảm xúc và đầy trân thành giống Xuân Quỳnh. Đó là một lối viết mà nó “không phải là một lối phác thảo nhẹ nhõm, mà là bằng chứng của một tình yêu mạnh mẽ”. 

     Chỉ là một tiếng gà thôi cũng đủ để Xuân Quỳnh biến thành một tình cảm mạnh mẽ và đầy da diết. Cách lựa chọn thể thơ, cách sử dụng vần, nhịp tự do, phóng khoáng của bà đã khiến cho bài thơ trở nên tự nhiên, bay bổng hơn. Điều đó khiến cho Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh trở thành một làn gió cứ thế len lỏi đến từng góc khuất nhất trong tâm trí của người đọc.

     Kết bài: Có thể nói, bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một giọt nước nhỏ còn đọng lại sau cơn mưa. Tuy bé nhỏ là vậy, nhưng chỉ cần có một làn gió nhẹ thổi qua thì giọt nước ấy sẽ lập tức rơi xuống, khuấy động cả một vùng thổn thức giữa lòng người đọc. Đó là một thứ tình yêu, một thứ tình cảm lớn lao đến độ không thể nào đong đếm được. Nó không những không bị thời gian xóa nhòa mà nó càng ngày càng lớn mạnh hơn. Từ một tình cảm gia đình phát triển thành tình yêu quê hương rồi thành tình yêu đất nước. Cứ thế nó trở thành nguồn sức mạnh tinh thần của những người lính trên chiến trường, trở thành một bức tranh đẹp, một giấc mơ “hồng” đầy hạnh phúc.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Mới nhất

Chiều nay, tôi ngang qua một quán cà phê cũ, lục lại tất cả những kỷ niệm nơi hương thôn, nơi có mái đình, gốc đa, có bóng dáng bà hiền từ, có khói bếp nghi ngút bốc lên rồi thoáng bay đi trong phút chốc, rồi chợt nhớ nhà, nhớ cả những vần thơ  của Xuân Quỳnh mang theo sức sống bền bỉ với thời gian với tất cả sự đồng điệu từ trái tim độc giả, nhất là tuổi trẻ - Tiếng gà trưa.

        Với khí thế:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phơi dậy tương lai”

Người ta bảo nỗi nhớ nhà là tâm trạng chung rất đỗi bình thường của những người lĩnh trẻ đã bước qua hoặc chưa bước qua tuổi học trò đã buông cây bút, chắc cây súng ra đi vì hai tiếng Tổ quốc:

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ."

Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể, một xóm nhỏ, một trưa nắng, một tiếng gà gáy vang đã đủ sức kéo người ta về lại thời quá vãng với cả một trời thương nhớ. Tiếng gà không chỉ âm vang khiến nắng cũng xao động mà còn làm xao xuyến lòng người chiến sĩ, nghe tiếng gà mà như nghe tiếng quê hương an ủi, vỗ về như càng nhân lên sức mạnh cho người cháu trên chặng đường chinh chiến. Mở đầu ba câu thơ liên tiếp là ba từ “nghe” được điệp càng nêu bật sự rung cảm cao độ trong tâm hồn người chiến sĩ. Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và hoài niệm của một thời non thơ lần lượt sống dậy đầy thân thương, trìu mến.

       Những cảm xúc cứ dâng lên như sóng biển lớp lớp tuôn trào, như những ngọn sóng nối tiếp nhau xô bờ để ký ức dội về đong đầy những tình thương mến thương:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.”

             Có một tiếng gọi thân quen. Tiếng gọi của nỗi nhớ. Tiếng gọi của miền ký ức. Tiếng gọi của hoài niệm. Tiếng gọi của quê hương. Tiếng gà. Thanh âm cứ ngân lên, vang vọng giữa trưa hè im bặt, trong cái nắng chói chang để đôi mắt cháu long lanh những ổ rơm hồng khô khốc,  những quả trứng tròn đầy, bóng bẩy và cả chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ.

          Tiếng gà trưa khiến cháu nơi tha hương nhớ về bóng dáng bà hiền từ bên hiên nhà nhỏ, đôi vai gầy không cõng nổi nắng mưa mà vẫn một đời gồng gánh những tảo tần:

"Có giọng bà vang vọng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

- Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

 

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp".

            Thương biết mấy những khi trộm nhìn gà đẻ mà bị bà mắng. Bà lắng lo cho cháu đến từng giây từng phút, bà quan tâm cả những điều vụn vặt như thế! Giờ đây, cháu đã trưởng thành, không còn vô tư lự thì lại ao ước có một vé đi tuổi thơ để trở về những ngày xưa, những buổi trưa đầy nắng, những tiếng gà cục tác, những ngày ngây ngốc để lại được bà mắng, được thấy bóng dáng gầy gầy xương xương của bà soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc. Cả một đời chống chèo xuôi ngược, bà chẳng bao giờ kể đến bản thân mà lúc nào cũng vun vén, săn sóc cho cháu.

"Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới"

          Mùa đông tới, bà chỉ mong những chú gà đủ đề kháng để chiến thắng dịch bệnh, mong trời “mưa thuận gió hòa” cho những tiếng cục tác vẫn vang vọng. Bà sẵn sàng bán cả đàn gà để cháu xúng xính áo quần khi năm mới vừa sang.

"Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt"

        Ao ước của cháu là sở hữu chiếc quần chéo go, cái áo còn nguyên vẹn nghe sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Mai sau này, cháu có thể lung linh trong những áo quần như công chúa, hay kiêu sa như những quý bà nhưng ngây ngốc của hôm nay, cháu đã dành cả tuổi thơ để có lấy. Hơn tất cả, cháu có đi mãi cũng không thể trở lại những trưa hè oi ả bên dáng bà hiền từ với tiếng gà cục tác.

"Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng"

         Tiếng gà, ổ trứng cứ thế mà trở thành hồi ức của góc nhỏ trong tim. Nó căng tràn tình thương. Nó đong đầy xúc cảm. Nó đủ đầy nỗi nhớ. Và nó trở thành suối nguồn vừa tưới mát, vừa ấp ủ an yên, vừa nạp thêm năng lượng cho tâm hồn cháu trên mỗi chặng đường đời.

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

            Giọng thơ vẫn tình tứ, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ tâm tình, như tiếng bà vỗ về cháu những ngày còn thơ. Từ tình cảm nho nhỏ là tình bà cháu để làm lên tình cảm to to là tình yêu Tổ quốc được gọi dậy đầy giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vậy nhưng nó làm sống dậy những rung cảm đằm sâu trong tâm hồn.

            Bài thơ có đóng lại trong trang sách thì tiếng cục tác vẫn vang vọng trong lí trí. Đọc bài thơ một lần nữa ta thấy nhà văn I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết chân lý:"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc."


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 1

Xuân Quỳnh là một trong những nữ nhà thơ nôi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc, tha thiết tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người. Nhưng tình yêu đó không được phô ra một cách lộ liễu mà ngược lại, nó lại được đong đầy, yêu thương, gợi nhiều cảm xúc. Và một trong những bài thơ như vậy là bài thơ “Tiếng gà trưa”, được tác giả viết năm 1968 với hình ảnh bà cháu bình dị và thấm đậm tình cảm yêu thương, trìu mến.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ được mở đầu bằng một câu thơ nhẹ nhàng mà lại bắt nhịp một cách tự nhiên nhất. Đó không phải là cảm nhận của một người trong làng mà đó chính là lời của một người lính, một người chiến sỹ cách mạng. Một con người đã hành quân xa và khi đi qua ngôi làng nhỏ, lặng nghe tiếng gà gáy thì bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ trong anh lại ùa về. Tuổi thơ trong anh lại như bừng tình giấc, tất cả những cảm xúc như ùa về nơi đây để nghe, nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ,… Tưởng chừng như là một tiếng gà trưa bình thường nhưng không, nó đã được đánh thức,được khơi gợi về quá khứ, một quá khứ đẹp với những kỷ niệm rất yên bình:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật dường như đang được quay ngược thực tại để có thể trở về quá khứ, nơi có những con gà mái mơ, mái vàng, nơi có những ổ rơm hồng những trứng, nơi đó chăn chứa yêu thương, nhưng phải chăng, tuổi thơ sẽ không trở nên toàn vẹn nếu thiếu mất hình bóng của bà:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Có bóng dáng thân thuộc của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Trong tiếng gà trưa đó, có tiếng của bà, bao giờ nhân vật mới lại được nghe tiếng mắng thân thương ấy, khi mà giờ đã không còn được nhìn bà, nghe bà mắng mỗi  ngày, đó là vì .cái gì, đã khiến cho những nỗi đau cứ lớn dần lên, đó phải chăng là do chiến tranh, do sự tàn ác của lũ thực dân. Nhưng cũng trong tiếng gà ấy, bóng dáng của bà lại hiện hữu:

Cứ hàng năm hàng năm 

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Bà vẫn luôn như vậy, vẫn luôn chắt chiu từng đồng để cho cháu con có được cơm ăn, được có quần áo mới, còn bà thì có cần gì đâu, mọi thứ với bà đều không quan trọng, tất cả những gì bà mong muốn bây giờ là cho con cho cháu. Tác giả đã sử dụng cụm từ “cứ hàng năm hàng năm”- phải chăng nó là cụm từ để gợi lên sự hy sinh, vất vả của bà cho cháu, để rồi mỗi năm đến, cháu lại có thêm được quần áo mới:

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Niềm vui đơn giản mà lại vô cùng hạnh phúc, thấm đượm tình yêu của người bà dành cho cháu. Hình ảnh người bag vẫn luôn hiện hữu trong tâm hồn của người cháu, để rồi, khi quay trở lại thực tại, người cháu lại vững tay súng, để có thê tiếp bước cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Trong đoạn thơ trên, điệp từ vì đã được tác giả nhấn mạnh, đó là vì lòng yêu tổ quốc, vì làng quê, vì bà và cùng vì tiếng gà trưa đó đã tiếp bước cho cháu, để cháu có thể mạnh mẽ, có thêm động lực để chiến đấu, để bảo vệ những điều lớn lao, cao cả đó. Giọng thơ nhẹ nhàng mà trầm ấm đưa người đọc từ quá khứ trở về thực tại để cho ta cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, gắn bó đó.

Bài thơ khép lại, nhưng hình ảnh tiếng gà trưa, hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm thì vẫn còn ở đó. Bài thơ như vẽ lên cho người đọc một bức tranh về làng quê, về hình ảnh người bà và về một tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ cách mạng.

Top 14 bài cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa ngắn gọn, hay nhất

Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 2

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) nổi tiếng với những bài thơ năm chữ như: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa… Những bài thơ này biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm, dào dạt thương yêu.

Bài thơ Tiếng gà trưa được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). Bài thơ có 43 câu, trong đó có 39 câu thơ ngũ ngôn, 4 câu thơ 3 chữ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được điệp lại bốn lần, cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận, như tiếng gọi của quê nhà thân thương. Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước, quê hương. “Tiếng gà trưa” là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ.

1. Đoạn thơ đầu bảy câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ là âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm “xao động” nắng trưa và cả hồn người. Như cho người lính thêm sức mạnh mới. Như gợi nhớ tuổi thơ. Chữ “nghe” được điệp lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi:

“Cục… cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”.

2.  Đoạn thơ thứ 2 có 26 câu thơ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được láy đi láy lại ba lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé. Nghe tiếng gà trưa, người lính trẻ sống lại, nhớ lại màu hồng của trứng gà trên ổ rơm, nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo “chắt chiu”. Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sông động, rất đẹp. Không phải là bức tranh gà Đông Hồ ngày xưa:

“Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng”.

Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà. Có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm. Có “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa. Có “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Cấu trúc song hành đối xứng, chữ “này” điệp lại hai lần: “Này con gà mái mơ… Này con gà mái vàng…”. Ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân nhà, vườn nhà thân thuộc…

Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm về bà. Quên sao được “tiếng mắng” của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ. Sợ bị lang mặt: “Cháu về lấy gương soi – Lòng dại thơ lo lắng”. Cháu nhớ mãi hình ảnh “Tay bà khum soi trứng..”. Bà tần tảo “chắt chiu” từng quả trứng hồng “cho con gà mái ấp”. Là cháu nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la:

“Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới".

Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là ở những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng”, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng”. Đó là tiếng “sột soạt” của bộ quần áo mới:

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”.

Tục ngữ có câu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho saumỗi lần bán gà. Tình thương cháu của bà dã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Trang thơ nữ sĩ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị, hồn nhiên.

3.  Từ liên tưởng, nữ sĩ chuyển sang suy tưởng. Lần thứ tư câu thơ “Tiếng gà trưa” lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”.

Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mĩ cứu nước:

“Cháu chiến đấu hôm nay

 Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

 Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

Bài thơ Tiếng gà trưa có ba câu thơ hay nhất, đẹp nhất: “Ổ rơm hồng những trứng”, “Giấc ngủ hồng sắc trứng”, “Ổ trứng hồng tuổi thơ”.Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc. Chữ “hồng” là tính từ, làm chức năng vị ngữ, hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm.

Hơn 60 năm về trước, trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê “xao xác gà trưa gáy não nùng”, thi sĩ Lưu Trọng Lư “rượi buồn” nhớ về tuổi thơ, “nét cười đen nhánh”, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay người đã đi xa. Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa “ấp iu nồng đượm” do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ. Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương, đất nước.

Tiếng gà trưa là một bài thơ hay, tha thiết, ngọt ngào. Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến chông Mĩ. Rất thơ và rất đẹp.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 3

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi những cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điệp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuổi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thường trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Có bóng dáng thân thuộc của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hàng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn nại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cũng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 4

Con người ta, ai cũng có quê hương, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

 

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

 

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

– Gà đẻ mà mậy nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

 

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Ðể cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

 

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Ði qua nghe sột soạt

 

Tiếng gà trưa

Mang bao niềm hạnh phúc

Ðêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

 

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Con người ta, ai cũng có quê hương, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đã dừng chân nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường. Thật bất ngờ, đúng lúc ấy, người chiến sĩ bỗng nghe được một âm thanh quen thuộc:

“Cục… cục tác cục ta”

Tiếng gà nhảy ổ, âm thanh rất đỗi quen thuộc của làng quê, gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm giác, cảm xúc, đánh thức bao kỉ niệm trong lòng người chiến sĩ.

Trước hết kỉ niệm về đàn gà:

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường ấy. Và có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Kỷ niệm về bà sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”,  “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Tôi thấy người bà trong bài thơ  cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp biết bao!

Cứ tưởng, tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 5

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

 

Có bóng dáng thân thuộc của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính.

Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 6

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bèn xóm nhỏ

Tiếng gà cũ nhảy ổ

Cục… cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đờ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc,

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. 


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 7

Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi, bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo, chân thực của mình. Mở đầu bài thơ:

"Trên đường hành quân xa

……Tiếng gà ai nhảy ổ

……Nghe gọi về tuổi thơ"

Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ. những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.

"Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu trắng."

Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ, mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai. Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ. Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó, cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ, xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng, nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi! Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi, vừa lo lắng, vừa sợ sệt. Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!

"Có tiếng gà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

……lòng dại thơ lo lắng"

Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ, ngoài kỉ niệm trên, anh làm sao có thể quên được sự thương yêu, đùm bọc của bà. Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng. Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối, lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân. Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá!

"Dành từng quả chắt chiu

…..cháu được quần áo mới"

Yêu bà, anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương:

"Cháu chiến đấu hôm nay

…..bà ơi!cũng vì bà"

Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu". Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Qua đó, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tưởng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 8

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Vốn xuất thân từ nông thôn nên thơ của chị thường viết về những hình ảnh bình dị, gần gũi trong cuộc sống thường nhật của mỗi gia đình. Bài thơ Tiếng gà trưa là một trong những tác phẩm hay được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết của người chiến sĩ khi chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông bút để cầm súng ra trận. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi vỗ về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần như ba điều kì diệu. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng của buổi trưa hè, xua tan đi mọi mệt mỏi của người chiến sĩ và đồng thời làm thức dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ, những năm tháng hồn nhiên tươi đẹp nhất của đời người.

Sang đoạn thứ hai tiếng gà đã lặp lại những ngày thơ bé với biết bao kỷ niệm thân thương, qua đó chúng ta như được sống trong những ngày tháng yên bình, trong tình yêu thương của người bà đáng kính cùng với người chiến sĩ. Đàn gà của bà sao đáng yêu vậy mà lại đông đúc nữa: nào là hình hài màu sắc của mấy chị gà mái mơ khắp mình hoa đốm trắng, gà mái vàng lông óng như màu nắng, nào là chuyện cháu nhìn gà đã bị bà mắng yêu. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu, một đời tần tảo chắt chiu vì cháu, hình ảnh bà soi trứng, tay khum khum với tấm lòng nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong mỗi quả trứng, để rồi bán gà dành dụm chút ít mua quần áo mới cho cháu. Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ trẻ.

Càng về cuối, sự hồi tưởng về những kỷ niệm tuổi thơ và tình  bà cháu càng da diết và cảm động. Qua những dòng thơ êm nhẹ như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng đã dành tất cả tình thương yêu cho đứa cháu bé bỏng của mình. Từ tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ ởđoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ – tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại. Tiếng gà trưa đã trở thànhtiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ, đồng thời nó cũng nhắc nhở và thúc giục những người cầm súng tiến lên. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm và rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa. Qua đây họ cũng tự nhắn nhủ với bà của họ rằng: Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

Tình bà cháu được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như những lời ăn tiếng nói hằng ngày đã gây xúc động sâu xa, thấm thìa lạ lùng đối với mỗi người. Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiết. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 9

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 10

Tình cảm gia đình là một trong những đề tài quen thuộc, gần gũi trong văn chương nói chung, thơ ca nói riêng. Chúng ta đã từng xúc động trước nỗi niềm của nhà thơ Bằng Việt khi nhớ về những năm tháng chiến tranh đói mòn đói mỏi trong ‘Bếp lửa”, là tình bà cháu thiết tha của Trương Nam Hương qua “ Thời nắng xanh “ nhưng có lẽ không thể không kể đến Xuân Quỳnh với “Tiếng Gà trưa”. Tác phẩm được viết năm 1968 là những dòng hồi tưởng của nữ sĩ về năm tháng ấu thơ bên người bà tần tảo.

Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên vào câu chuyện của mình:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Đó là một trưa hè đầy nắng, người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi đã nghỉ chân bên xóm nhỏ và nghe được âm thanh tiếng gà “ Cục cục tác cục ta” mà nhớ về những kỉ niệm ấu thơ. Trong bài thơ tác giả đã khéo léo dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe” âm thanh của hiện tại để nhớ về âm thanh trong quá khứ, gợi nhắc về tuổi thơ êm đểm của mình, nó là động lực để xua tan đi những mỏi mệt của người chiến sĩ. Từ đó những kỉ niệm ấy ùa về như những lớp sóng trào dâng trong nhân vật tôi:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh gà mái mơ, gà mái vàng, ổ rơm hồng. Đó là những gì bình dị trong cuộc sống thường ngày nhưng giờ đây trở thành những ấn tượng sâu đậm trong lòng tác giả bởi đó là những điều gợi nhắc cho anh về người bà yêu dấu:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Thì ra sau tiếng gà ấy là sự chăm lo của bà dành cho người cháu. Lời mắng yêu, cũng là lời nhắc nhở thể hiện tình cảm ân cần, quan tâm tới người cháu bé thơ. Nét hồn nhiên, trong sáng và nỗi “lo lắng” ngây thơ của nhân vật khiến người đọc thấy thật gần gũi. Liệu ta có khi nào trong đời ta cũng đã giống nhân vật trữ tình đó?

Những vần thơ tiếp theo có bóng dáng thân thuộc của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Hình ảnh người bà tần tảo, vất vả được thể hiện qua hành động khum soi trứng, “Chắt chiu” dành dụm từng quả trứng, rồi nỗi lo “ đàn gà toi”. Bà hiện lên là hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó giàu đức hi sinh cao cả. Tất cả những hi sinh của bà đều dành cho cháu, đều vì niềm vui của đứa cháu bé thơ: “ Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”. Thật cảm động!

Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Món quà thời ấu thơ vẫn hiện lên sinh động trong trí nhớ người cháu. Những bộ quần áo mới đối với cháu là niềm vui vô hạn nhưng hơn hết đó là sự chăm chút của bà, là những khó nhọc, chắt chiu bà dành cho cháu nhỏ. Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Những năm tháng ấu thơ đầy tiếng gà trưa đã mang bao niềm hạnh phúc cho cháu, đi cùng cháu vào trong giấc mơ là ổ trứng của bà. Từ tình cảm của bà, từ những kỉ niệm tuổi thơ mà người cháu đã trưởng thành khôn lớn, trở thành người chiến sĩ cầm súng bảo vệ quê hương:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

khổ thơ cuối như khái quát sức nặng toàn bài. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu con phố, dòng sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn.

Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà, đó là kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm khái quát nội dung của bài. Ta chợt nhận ra một chân lý sâu sắc: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 11

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường với những rung cảm, khát vọng mãnh liệt của một trái tim người phụ nữ chân thành, đằm thắm. Thơ Xuân Quỳnh đa dạng với nhiều đề tài phong phú như tình yêu quê hương đất nước, tình bà cháu, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi,... Bài thơ “tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa là tiếng nói của tình cảm gia đình, vừa là câu chuyện của thời đại. Tình yêu bà gắn với tình yêu tổ quốc, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

   Mạch cảm xúc của bài thơ luân chuyển từ hiện tại trở về quá khứ và sau cùng lại về với thực tại. Sự thay đổi về thời gian cũng chính là sự luân chuyển dòng cảm xúc của tác giả. Mở đầu bài thơ, với giọng điệu nhẹ nhàng, tự nhiên cùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc Xuân Quỳnh đã khiến người đọc hình dung ra câu chuyện về người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi, dừng chân nghỉ lại nơi xóm làng ban trưa, nghe thấy tiếng gà nhảy ổ và bất giác nghĩ về kỉ niệm tuổi thơ cùng người bà kính yêu của mình:

    “Trên đường hành quân xa

    .... Nghe gọi về tuổi thơ”

   Tiếng gà trưa được mô phỏng rất cụ thể “cục...cục tác cục ta” gợi lên sự thân thương, quen thuộc đối với người chiến sĩ, nó chính là âm thanh khơi gợi niềm xúc cảm trong lòng người. Từ “nghe” được điệp lại ba lần với những hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ” đã khẳng định sức lan tỏa của tiếng gà, nó không chỉ làm thay đổi về ngoại cảnh, về cảm giác mà còn thấm sâu vào tâm hồn với sức mạnh đánh thức tiềm thức của tuổi thơ, gọi những cảm xúc dường như đã được ngủ quên thức dậy. Những dấu ấn tuổi thơ cùng tình cảm bà cháu chợt ùa về.

   Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ hiện về vô cùng bình dị, hồn nhiên. Đó là hình ảnh về những ổ rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ hoa đốm trắng, con gà mái vàng lông óng như màu nắng. Cách gọi thân thương “này...này” cũng cách miêu tả rất chi tiết về con vật cho thấy đây đều là những hình ảnh rất đỗi gần gũi, thân thuộc đối với người chiến sĩ. Đó còn là kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng rồi dại khờ lo lắng bị lang mặt. Kí ức tuổi thơ hồn nhiên, ngây ngô, sáng trong ấy là kỉ niệm không bao giờ quên đối với người chiến sĩ. Những kỉ niệm ấy còn là niềm vui của con trẻ khi được bộ quần áo mới. Sống lại những kỉ niệm tươi đẹp, hồn nhiên của tuổi thơ, người chiến sĩ như được tiếp thêm tinh thần, động lực chiến đấu. Nhà thơ đã miêu tả rất nhiều chi tiết, những hình ảnh thân thuộc với làng quê Việt Nam, tạo nên sự gần gũi thân thương đối với mỗi người.

   Cùng với những kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh về bà cùng tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng cũng được vọng về qua tiếng gà trưa.

    “Tiếng gà trưa/Tay bà khum soi trứng

    ...Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới.

   Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó với bàn tay khum khum soi trứng, lo cho đàn gà toi khi gió mùa đông tới, mong trời đừng sương muối để cháu có được bộ quần áo mới thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc tận tâm mà bà dành cho các cháu. Tình bà cháu thiêng liêng, thắm thiết thật khiến lòng người xúc động. Ta trân quý tình bà tần tảo hi sinh để chăm lo cho đàn cháu, ta thương cảm tình cháu kính yêu và biết ơn bà.

   Tiếng gà trưa không chỉ đánh thức bao kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, trong sáng, vọng về tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý mà tiếng gà ấy còn mang đến bao nhiêu hạnh phúc với những giấc mơ hồng sắc trứng. Tất cả những điều ấy đã thôi thúc, giục giã mục đích chiến đấu của người chiến sĩ ngày hôm nay:

    “Cháu chiến đấu hôm nay

    ...Ổ trứng hồng tuổi thơ”

   Điệp từ “vì” được lặp lại bốn lần trong một khổ thơ để nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Các anh gác bút nghiên lên đường ra trận không phải vì riêng bản thân mình mà vì tất cả, vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, vì cả tiếng gà cục tác. Các đối tượng được liệt kê theo hướng cụ thể hóa, từ mục đích cao cả, thiêng liêng, lớn lao đến những mục đích cụ thể, giản dị, gần gũi. Có thể thấy, tình cảm gia đình đã làm phong phú, sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước.

    Tiếng gà trưa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ, gợi nhắc những kỉ niệm, khơi gợi những tình cảm và là động lực chiến đấu của người chiến sĩ. Mỗi lần tiếng gà trưa được lặp lại là mỗi lần ta bắt gặp một dòng cảm xúc da diết, nghẹn ngào. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến, da diết bài thơ “tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi về tình cảm bà cháu cao quý, thiêng liêng đầy cảm động và chính từ tình cảm đó trở thành động lực để bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức của chính tác giả được sống dậy, đó là một tuổi thơ nghèo khó, khổ cực nhưng ấm áp bên bà. Chính vì thế càng hiểu sâu bài thơ càng khiến ta xót lòng thương cảm.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 12

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng vể những hình ảnh, những sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu,… Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cả nước chống dế quốc Mĩ xâm lược. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học bấy giờ là lòng yêu quê hương, đất nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân, trước hết là của những người cầm súng. Do đó, tuy bài thơ có nhiều kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ, nhưng hình tượng nhân vật trữ tình lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân, ra tiên tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ và cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc hoà hợp tự nhiên, hồn nhiên, toả ra những cảm hứng vừa thân thương, gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, lay động lòng người.

Đây là tác phẩm viết theo thể thơ tự do, trừ cụm từ Tiếng gà trưa ba tiếng, còn lại, mỗi câu thơ gồm năm âm tiết, nối nhau, mở đầu và kết thúc theo ý tưởng và cảm xúc của nhà thơ. Ta có thể coi bài Tiếng gà trưa là thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Bài thơ, vì thế, có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tự sự, miêu tả và biểu cảm xen nhau. Trong bài thơ, cụm từ ba âm tiết Tiếng gà trưa điệp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Mỗi lần cất lên, câu thơ ấy gợi một hình ảnh, hoặc sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và của nhân vật trữ tình – người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dựa vào mạch cảm xúc và diệp ngữ ấy, chúng ta có thể hiểu và suy ngẫm về bài thơ theo ba đoạn : Tiếng gà cất lên trên đường hành quân – đoạn một (khổ một, bảy câu đầu) ; Tiếng gà gọi về tuổi thơ – đoạn hai (khổ hai, ba, bốn, năm, sáu – hai mươi sáu câu tiếp theo) ; Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu – đoạn ba (hai khổ thơ cuối).

Đoạn một:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Người chiến sĩ chống Mĩ cứu nước – đoàn quân ra tiền tuyến, trong đó có nhà thơ – kể một sự việc bình thường mà thú vị. Trên đường hành quân, lúc lạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, chiến sĩ ta bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên Cục… cục tác, cục ta. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp sau đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và … đánh thức những kì niệm xa xưa, gợi về tuổi thơ, đưa các anh, các chị sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ sôi động và quyết liệt. Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh binh sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu suy cám.

Sau tiếng gà nhảy ổ ở hiện tại, sang đoạn hai, tiếng gà gọi về những kỉ niệm tuổi thơ. Ba khổ thơ, hai mươi sáu câu nối nhau cùng với Tiếng gà trưa điệp lại những ngày thơ bé với biết bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

– Gà đẻ mà mậy nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Qua thơ, chúng ta được cùng người chiến sĩ ấy sống những ngày tháng thật là dịu êm trong tình yêu thương của người bà, và… câu chuyện về những con gà cũng rất đáng yêu. Nào là hình hài màu sắc của mấy chị “Gà mái mơ, khắp mình hoa đốm trắng”, “Gà mái vàng, lông óng như màu nắng”. Nào là chuyện nhìn gà đẻ, bị bà mắng yêu. Nào là hình ảnh bà soi trứng, theo dõi quá trình gà ấp với bàn tay khum khum, với tấm lòng chắt chiu, nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng. Rồi chuyện bà :

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt…

Càng về cuối, kỉ niệm tuổi thơ càng da diết cảm dộng. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà Việt Nam hiện lên đẹp như một bà tiên vậy. Bà dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Hình ảnh đứa cháu được mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng, hồn nhiên, ngây thơ làm sao. Chí là “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu” (những loại vải rẻ tiền, mà ngày nay ít người dùng) nhưng đứa cháu – chắc là một cô gái – đã vô cùng cảm động, sung sướng. Đấy đâu chỉ là bộ quần áo dài rộng, cựa quậy một tí là bật ra tiếng sột soạt, mà là biết bao hạnh phúc, biết bao tấm lòng bà đã dành cho cháu. Hình ảnh và tâm trạng người thiếu niên – những chiến sĩ chống Mỹ thuở ấu thơ – được khắc hoạ chân thực, mang bản chất nông dân, bản sắc Việt Nam, thật là đáng trân trọng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. Được hưởng hạnh phúc ấy, họ thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. Nếu không nhớ thương, biết ơn bà, làm sao mà viết được những câu thơ, ghi lại được những kỉ niệm đẹp như thế. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, gắn bó hài hoà, tự nhiên, hồn nhiên, trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy.

Từ tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối, người chiến sĩ – tác giả Xuân Quỳnh – trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại. Tiếng gà trưa trớ thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ nhắc nhở giục giã người cầm súng. Họ tự nhủ và nhắn với bà:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mớ rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những chiến sĩ – trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh – hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương và nền Độc lập, Tự do của Tổ quốc.

Tóm lại, bài thơ Tiếng gà trưa viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ rất sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. “Tiếng gà trưa” đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhà chúng ta tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước.


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 13

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”


Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa - Bài mẫu 14

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở để lên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉtừ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đổi mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiểm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng…

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổ rơm hồng những trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mây, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”. Bị bà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời thơ ấu để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng nhỏ để sẽ có được một đàn gà con đông đúc:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi …

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệnh để mỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ, đó là quê hương, “tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơicũng vì bà

Vì tiếng gà: “Cục tác”

Ổtrứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phóng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Cảm nghĩ về bài thơ tiếng gà trưa Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 18/08/2021 - Cập nhật : 12/08/2023