logo

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa

Hướng dẫn lập dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa

1, Mở bài

Bài thơ “Tiếng gà trưa” là tác phẩm thành công của bà. Khổ thơ đầu bài thơ là một trong những khổ thơ hay nhất của bài

2. Thân bài

- Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở, những phút giây nghỉ ngơi trở nên quý báu vô cùng

- Bên xóm nhỏ dừng chân cháu nghe tiếng gà:

+ Vơi đi những mệt mỏi của thức tại

+ Không gian tươi sáng và sinh động hơn

+ Những kỉ niệm bên bà ùa về trong cháu->nỗi nhớ bà luôn thường trực trong tâm hồn người chiến sĩ

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy những chuyển biến tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng.

3. Kết bài 

Cảm nhận khổ thơ thứ 1 bài Tiếng gà trưa 

+ Xuân Quỳnh đã tạo nên được nhịp điệu đầy hứng khởi, tự nhiên trong thơ. Khổ thơ hay và sinh động trong cái hồn của âm thanh và lòng người.


Phân tích khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa – Bài mẫu 1

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Hồn thơ của Xuân Quỳnh mang nhiều dáng dấp mới lạ, có khi mãnh liệt, vội vàng, có khi lại dịu dàng, đằm thắm, có khi bình dị thấm đẫm yêu thương. Thơ bà chủ yếu viết về tình yêu, tình cảm gia đình và quê hương đất nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là tác phẩm thành công của bà. Khổ thơ đầu bài thơ là một trong những khổ thơ hay nhất của bài, tạo tiền đề cho sự phát triển những khổ thơ tiếp theo với những dòng cảm xúc dung dị và chân thành.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục..cục tác.. cục ta

Nghe xảo động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Cuộc sống nơi chiến trận vất vả và gian nan, bao hiểm nguy của chiến trường không làm cho tâm hồn người chiến sĩ run sợ, quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu. Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở, những phút giây nghỉ ngơi trở nên quý báu vô cùng, đó là khoảng thời gian sau bao mệt mỏi được thảnh thơi đôi chút, giữ sức lực cho cuộc hành quân tiếp theo. Bên xóm nhỏ dừng chân, người chiến sĩ nghe tiếng gà nhảy ổ , thứ âm thanh rõ ràng mà quên thuộc :” cục.. cục tác..cục ta.” Bao âm thanh, bao hình ảnh giữa đời sống, tác giả lại ấn tượng với tiếng gà, âm thanh thốt lên bình dị, gần gũi ấy đã gợi lên trong lòng tác giả những nỗi niềm, xúc cảm khó phai. Phải chăng đó là tiếng gà mang theo niềm hy vọng, niềm vui, tiếng gà chất chứa bao kí ức của tuổi nhỏ trong trái tim người chiến sĩ.

Tiếng gà vọng lại bạn trưa khiến tâm hồn người chiến sĩ thổn thức, nỗi nhớ trỗi dậy:

"Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Điệp từ ” nghe” được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm những trạng thái trong lòng người chiến sĩ khi thổn thức bởi tiếng gà. Tiếng gà trưa làm cho cảnh vật, âm thanh trở nên đa dạng, sinh động hơn. Nắng trở nên có hồn hơn bởi thiên nhiên, con người dường như cảm nhận được nét tươi mới trong thiên nhiên, thêm niềm tin hơn giữa chiến trường khắc nghiệt. Tiếng gà mang yêu thương đến khiến đôi bàn chân mệt mỏi thường ngày dần tan biến thay vào đó là sự phấn chấn, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho chiến sĩ. Tiếng gà còn mang bao nỗi niềm tuổi thơ, đánh thức những kí ức của ngày xưa bên bà với ổ trứng hồng trong tác giả, đó là những kỉ niệm đẹp, luôn tràn ngập, cất dấu trong cháu biết bao lâu, này tiếng gà bà ùa về bao kí ức tuyệt diệu ấy. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác và cả những chuyển đổi tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng.

Tiếng gà làm cảnh vật thay đổi mà còn người cũng đổi thay, từ đời sống đi vào bản thể gợi nên những cùng bậc trong tình cảm của tác giả. Tiếng gà trưa vượt không gian và thời gian đã trở về bên cháu ,bên bà với biết bao điều bình dị thân thương. Nhắc đến làng quê việt là nghĩ đến cây đa, bến nước, cánh đồng dòng sông hay tiếng gà gáy mỗi sớm mai. Tiếng gà trở nên thân thuộc mà bao nhà thơ đã viết nên những xúc cảm chân thành ấy. Đến với Xuân Quỳnh tiếng mang đầy ý nghĩa, ẩn sâu trong tiếng cục tác thân quen ấy là cả một khung trời kí ức, là tình yêu thiết tha của người bà, là sự kính trọng yêu thương của cháu gửi đến bà. Và rộng hơn nữa đó là tình yêu quê hương, tổ quốc, thân thương.

Chỉ với 6 câu thơ viết theo thể 5 chữ không gò bó mà Xuân Quỳnh đã tạo nên được nhịp điệu đầy hứng khởi, tự nhiên. Khổ thơ hay và sinh động trong cái hồn của âm thanh và lòng người.

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất

Phân tích khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa – Bài mẫu 2

Nhà thơ Xuân Quỳnh, một nhà thơ trẻ trung, sôi nổi và giàu chất trữ tình, xuất thân từ nông thôn nên đề tài thơ của Xuân Quỳnh thường gần gũi, bình dị như tình bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Trong đó có bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, chính tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong người lính trẻ.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Sau khi bị thua ở chiến trường miền Nam, quân Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nhằm ngăn cản hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã lên đường mang trong mình khí thế “xẻ dọc Trường Sơn” đi đánh Mỹ. Nhà thơ Xuân Quỳnh hay chính nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng là một trong số những thanh niên đó, là một người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội đi vào miền Nam chiến đấu. Bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ cồn cào và da diết của tác giả về nơi quê nhà, ngay trong khổ thơ đầu của bài thơ ta đã cảm nhận được sự rung cảm cao độ trong tâm hồn của người lính trẻ khi nghe tiếng gà trưa hay chính là tiếng của quê hương:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục..cục tác.. cục ta

Nghe xảo động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Nỗi nhớ nhà là tâm trạng không thể tránh khỏi của những người lính mới ngày đầu ra trận, họ đều là những thanh niên đã hoặc chưa bước qua tuổi học trò, tạm ngừng cây bút để cầm súng chiến đấu. Trên đường hành quân vào miền Nam, chợt tiếng gà trưa văng vẳng vang lên bên xóm nhỏ đã làm tâm hồn người chiến sĩ trỗi dậy cả một trời thương nhớ. Nỗi nhớ được thể hiện vừa giản dị lại vừa cụ thể, chỉ là một tiếng gà nhảy ổ nhưng lại làm xao động cả nắng trưa và xao xuyến cả lòng người. Người chiến sĩ đang ở một nơi xa quê hương khi nghe thấy tiếng gà như nghe thấy tiếng của quê nhà an ủi, vỗ về và củng cố thêm niềm tin, sức mạnh chiến đấu. Trong ba câu cuối của khổ thơ, điệp từ “nghe” được lặp lại đến ba lần:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đờ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Thông qua tiếng gà trưa nhảy ổ, hình ảnh về quê nhà hiện lên rất rõ nét trong tâm tưởng của người lính, đồng thời những kỉ niệm tuổi thơ cũng theo đó mà sống dậy mạnh mẽ. Tiếng gà gợi nhớ đến ổ rơm với những quả trứng hồng của chị gà mái mơ, mái vàng, tiếng gà “cục…cục tác cục ta” còn khiến cháu nhớ đến bà, người bà kính yêu và suốt một đời tần tảo. Tiếng gà nhảy ổ như một phép màu, truyền cho người chiến sĩ bao niềm vui, bao tinh thần và nghị lực mới, xua tan mệt mỏi và gia tăng sức mạnh vượt qua chặng đường chông gai.

Như vậy, qua khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” người đọc đã cảm nhận được tình hậu phương êm đềm và sâu nặng như dạt dào trào dâng trong lòng người chiến sĩ trẻ. Đồng thời tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng của quê nhà, của hậu phương đang chào đón và vẫy gọi.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 31/03/2022 - Cập nhật : 26/11/2022