logo

Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Hơn hai mươi năm sự nghiệp, Xuân Quỳnh đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn chương Việt Nam. Qua bài thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả đã thể hiện lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn. Đặc biệt ở khổ cuối, nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người lính bằng những điều giản dị nhất, sau đây mời thầy cô cùng các bạn tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài " Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh.


Dàn ý Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài " Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Tiếng gà trưa, khổ thơ cuối.

II. Thân bài

1. Nghị luận khái quát

- Tác giả Xuân Quỳnh

+ Họ và tên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh năm 1942 mất năm 1988.

+ Quê quán: phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

- Sự nghiệp sáng tác văn chương: Là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam, các tác phẩm của bà thường hướng nhiều về nội tâm.

- Tác phẩm “Tiếng gà trưa”.

+ Hoàn cảnh sáng tác: thời kì đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

+ In trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

+ Nhan đề: Tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc nơi làng quê => âm thanh ấy đã gợi cho tác giả nhớ về người bà thân thương của mình.

- Khổ thơ cuối: Vẻ đẹp tâm hồn giản dị, mộc mạc của những người lính.

2. Phân tích 

- Khổ thơ cuối cùng

+ Mục đích chiến đấu cao cả của người lính.

+ Tình yêu thương đối với người bà, với quê hương, đất nước,..

+ Tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho Tố Quốc.

- Giá trị nội dung.

- Giá trị nghệ thuật.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về bài thơ (tình cảm của em đối với bà, với quê hương, đất nước,..).

Dàn ý Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài " Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh

Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài " Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh

      Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ được rất nhiều độc giả mến mộ, bà nổi tiếng với nhiều tác phẩm như: Sóng, Thuyền và biển, Tiếng gà trưa,…Có thể thấy, ngay từ tập thơ đầu tiên “Tơ tằm - Chồi biếc” Xuân Quỳnh đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng về phong cách thơ mới mẻ, hồn thơ nồng nàn, đằm thắm. Hơn hai mươi năm sự nghiệp, bà đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn chương Việt Nam. Qua bài thơ “Tiếng gà trưa”, bà đã thể hiện lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn. Đặc biệt ở khổ thơ cuối, bà đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người lính bằng những điều giản dị nhất.

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

      Tác phẩm được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Gặp phải thất bại liên tiếp ở miền Nam, Mỹ đã điên cuồng mở ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt cùng tiếng gọi của Tổ Quốc thân yêu, các thanh niên đã quyết tâm lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí “quyết xẻ dọc Trường Sơn”. Với khổ thơ cuối, nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị, họ ra đi với lòng quyết chí bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng, bảo vệ cả những điều nhỏ bé mà bình dị nhất.
Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là những người chiến sĩ trẻ đang ngày đêm gánh trên vai những nhiệm vụ, trách nhiệm to lớn, cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Trên đường hành quân xa xôi, tiếng gà văng vẳng bên xóm nhỏ đã gợi cho người lính trẻ nhớ về những kí ức của tuổi thơ tươi đẹp cùng người bà thân yêu. Chính tình yêu thương từ gia đình và quê hương đã làm khơi dậy thêm tình yêu nước nồng nàn trong trái tim của người tác giả. Ở khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi những tâm tư, tình cảm của mình tới người bà thân thương đang chờ đợi nơi quê nhà.

Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài " Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh

      Điệp từ “vì” được tác giả điệp đi điệp lại tới bốn lần nhằm nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ, những người lính ấy họ không chỉ chiến đấu để bảo vệ những thứ giản dị nhất như “ tiếng gà cục tác”, “ổ trứng hồng”, mà hơn hết chính là bảp vệ gia đình, bào vệ người bà, và bảo vệ Tổ quốc thân thương. Với việc sử dụng những ngôn từ mộc mạc, giản dị, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện tình cảm chân thành, yêu thương da diết của người lính dành cho người bà của mình, cho quê hương, cho xóm làng và đặc biệt là với Tổ Quốc. Tất cả đều được lấy cảm hứng từ những thú nhỏ bé, chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó chính là nguồn động lực to lớn để để người chiến sĩ vững bước vượt qua mọi gian nan, khó khăn, thử thách để chiến đấu anh dũng, diệt sạch kẻ thù và mang vinh quang về cho nước nhà. Tiếng gọi “Bà ơi!” cất lên như một tiếng nấc nghẹn ngào không nói nên lời, đứa cháu ấy nhớ bà lắm rồi nhưng chỉ biết ngân nga mãi tiếng gọi trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà da diết. Qua đây độc giả có thể thấy rằng tác giả là một người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ để mang bình yên về cho bà, và giữ vẹn nguyên những kỉ niệm tiếng gà cục tác gắn liền với tuổi thơ. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, người chiến sĩ ra trận bằng mọi giá phải bảo vệ được bình yên cho đất nước, cho quê hương.

      Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm ấm, gợi sự tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc. Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc của quê hương mà còn là những âm vang của tuổi thơ. Qua đây, Xuân Quỳnh đã cho độc giả thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn của tác giả. Đồng thời thể hiện rõ ý chí anh dũng quyết tâm ra trận và mục đích chiến đầu thiêng liêng và cao cả của người lính trẻ.

---------------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài " Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 11/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023