logo

Phân tích tư tưởng độc lập dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn 1

Tuyển chọn những bài văn hay Phân tích tư tưởng độc lập dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn 1. Với những bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Phân tích tư tưởng độc lập dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn 1 - Bài mẫu 1

Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử vĩ đại, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, danh nhân văn hóa dân tộc và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn hóa văn học dân tộc. Tác phẩm "Đại cáo Bình Ngô" được ông thừa lệnh vua Lê Lợi viết để tuyên cáo về chiến thắng giặc Ngô năm 1428, mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, một áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc. Nội dung bài cáo không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn mang tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc.

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa trong "Bình Ngô đại cáo" là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ bài cáo, đây là một tư tưởng nhân văn cao đẹp và đề cao giá trị nhân đạo của dân tộc Việt Nam ta. Theo quan niệm Nho giáo, nhân nghĩa chính là tình nghĩa con người, là mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên tinh thần yêu thương, đùm bọc và bảo vệ lẫn nhau. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa được quan niệm theo cách cụ thể và cơ bản nhất, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử dân tộc lúc bấy giờ:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi cốt nhất hai việc là "trừ bạo" và "yên dân", nghĩa là diệt trừ các thế lực tàn bạo đày đọa nhân dân, làm cho cuộc sống người dân được yên ổn, ấm no và hạnh phúc đó mới là nhân nghĩa. Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập tới tư tưởng nhân nghĩa trên những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên ở khía cạnh nào, tư tưởng này vẫn hết sức đúng đắn và mang ý nghĩa sâu sắc.

Trước hết, nhân nghĩa được gắn với việc khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

Với những dẫn chứng đầy thuyết phục về chủ quyền dân tộc từ nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và các triều đại lịch sử..., tác giả đã khẳng định nền chủ quyền độc lập dân tộc là điều không thể chối cãi. Chỉ khi khẳng định chủ quyền của dân tộc thì mọi hành động của ta mới có cơ sở và đúng với nhân nghĩa. Trên lập trường tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lên án tố cáo tội ác man rợ của quân xâm lược:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm."

Có thể nói, tội ác của giặc Minh là không còn tính người, vô nhân đạo, từ khủng bố, bóc lột sức lao động, tàn sát người dân vô tội đến hách dịch đủ loại thuế khóa, vừa vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên lại ra tay phá hoại sản xuất, hủy hoại môi trường sống của nhân dân ta. Tác giả không chỉ bộc lộ niềm phẫn uất và sự căm thù tận xương tủy của nhân dân trước tội ác của giặc, mà còn bộc lộ niềm thương xót, đau đớn cùng với nỗi đau của nhân dân. Chính nhân nghĩa đã gắn kết lòng dân, lòng dân chính là sức mạnh lớn nhất để đánh thắng kẻ thù, không có sức mạnh nào có thể vượt qua được sự đoàn kết đồng lòng và quyết tâm của một dân tộc:

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo"

Mặc dù giai đoạn đầu của cuộc chiến ta gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn cả về lương thực lẫn quân đội nhưng chính nhờ vào lòng dân, sức dân mà ta bước đầu giành thắng lợi, sau đó nghĩa quân như được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự khiếp vía của kẻ thù mà đánh đâu thắng đấy. Đây chính là quả ngọt của việc hành động nhân nghĩa dựa trên tư tưởng nhân nghĩa. Sau khi đã giành được thắng lợi hoàn toàn, tinh thần nhân nghĩa của nhân dân ta còn được bộc lộ qua cách ứng xử với kẻ thù thua trận:

"Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,

ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa,

về đến nước mà vẫn tim đập chân run."

Cấp phát thuyền và ngựa cho tướng lĩnh cùng binh lính kẻ thù trở về chính là thể hiện lòng nhân ái, chính sách nhân nghĩa của nhân dân ta, ta không đánh đuổi đến cùng mà để lui cho họ con đường hiếu sinh, vừa để cho quân ta nghỉ ngơi lại vừa giữ được lòng nhân đạo. Đường lối ấy một lần nữa đã khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tô đậm thêm truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.


Phân tích tư tưởng độc lập dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn 1 - Bài mẫu 2

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố và oan ức nhưng ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị đồ sộ cho đời sau kể cả về chữ nôm và chữ hán. Trong đó “bình ngô đại cáo” là một trong những tác phẩm kiệt xuất của ông .

Bình ngô đại cáo là một khúc tráng ca nhằm ca ngợi cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . Hơn thế nữa, tác phẩm này đã trở thành một áng thiên cổ hùng văn bất hủ đời đời, là một bản tuyên ngôn độc lập đanh thép ,hùng hồn về nền độc lập của dân tộc ta. Điểm cốt lõi của tác phẩm được thể hiện cả hai tư cách đó là “nhân nghĩa” mà nhân dân ta ca ngợi mãi cho đến về sau.

Mở đầu cho tác phẩm thì Nguyễn Trãi đã nêu lê một nguyên li nhân nghĩa đó là “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Tư tưởng nhân nghĩa đó xuyên suốt cả bài thơ, dùng nhân dân với cái nhân nghĩa để đi chống giặc ngoại xâm mang lại sự bình yên,ấm no và hạnh phúc cho muôn dân.

Nhân nghĩa là tinh thần chính nghĩa của nhân dân mang lại bản sắc riêng của dân tộc. Nhân nghĩa ở đây chính là để trừ bạo cho dân, nó được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể hơn. Đó là chống quân xâm lược để giữ vững bờ cõi ,tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống lại triều đình.“quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Nguyễn Trãi đã xem việc an dân là mục tiêu của nhân nghĩa , đó là trừ bọn cướp nước . Dùng nhân nghĩa để đối xử với những bọn bại trận xoa dịu hận thù để không gây hậu quả về sau cũng là việc làm nhân nghĩa

Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được nhắc tới đó là lòng thương dân, tin tưởng và biết ơn nhân dân. Dan chúng luôn được ông nhắc tới trong chiến tranh và trong thời bình . Nhân dân sản xuất ra của cải vật chất ,sống gần dân thương dân và lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nhân dân trước tiên. Chính vì vậy mà chúng ta thấy được rõ ngay từ  đầu bài cáo chúng ta thấy nhắc được tới nhân dân đầu tiên. Trong suốt cuộc đời của sống sống gần dân và ở ngay cạnh dân cho nên ông hiểu được mong muốn của nhân dân.

Tư tưởng nhân nghĩa đó còn là sự bao dung đối với kẻ thù. Tư tưởng ấy đã được Nguyễn Trãi thê hiện ở trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . Có thể nói rằng chính tư tưởng ấy cùng với tài mưu lược đã chiến thắng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Tư tưởng nhân nghĩa đó còn được thể hiện ở sự khoan dung cho kẻ thù khi chúng bại trận. Nó thể hiện được đức hiếu sinh của dân tộc ta cũng như tấm lòng bao dung của Nguyễn Trãi khi đối phó với địch trong cuộc khởi nghĩa. Chúng ta đánh giặc bằng ý chí sức mạnh và sự căm thù nhưng khi chúng bại trận đầu rơi máu chảy thì chúng ta có sự khoan dung. Ta chiến đấu cũng chỉ để lấy lại lãnh thổ, lấy lại sự bình yên cho muôn dân, đó chính là mục tiêu cuối cùng.

Những việc làm của dân tộc ta đối với kẻ thù làm cho nước họ phải tôn trọng, biết ơn. Và chính việc làm này cũng khiến cho quân minh e dè không dám quay đầu lại xâm lược nước ta nữa. “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hòa hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”.  Đây thật sự là một tư tưởng lớn cho con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống vang mãi cho tới muôn đời sau.

Ta cũng có thể hiểu được tài chiến lược của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở chỗ cầu người hiền tài giúp ích cho nhân dân. Nguyễn Trãi đã quan niệm người hiền tài càng nhiều thì lúc đấy xã tắc mới hưng thịnh được ,nhân dân mới ấm no hạnh phúc.

Qua tác phẩm bình ngô đại cáo cho chúng ta thấy rằng tư tưởng nhân đạo, là một minh chứng cho cuộc chiến thắng hùng hồn của nhân dân ta.

Tư tưởng nhân nghĩa trong bình ngô đại cáo không chỉ là có ý nghĩa to lớn mà còn có tầm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình chính trị của đất nước ở thời đại sau. Lí tưởng nhân nghĩa này luôn trường tồn mãi mãi với dân tộc ta cho đến tận bây giờ.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Phân tích tư tưởng độc lập dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn 1. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 05/04/2021 - Cập nhật : 06/04/2021