logo

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

            Vợ chồng khi lấy nhau đều mong muốn sống hạnh phúc, gắn bó thắm thiết với nhau. Nếu trong cuộc sống lỡ may họ phải chia ly thì vô cùng đau đớn, đặc biệt là người ở lại họ ngày đêm khắc khoải mong chờ. Một ví dụ sắc nét cho điều này là tình cảm vợ chồng của người chinh phụ trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Trong bài viết này chúng tôi phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm để thấy được tình cảm thiêng liêng đó.

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ | Văn mẫu 10 hay nhất


Mở bài Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

            Phụ nữ là phái yếu, tâm hồn của họ vô cùng mong manh và khá nhạy cảm. Trong gia đình họ luôn là người bao bọc vun vén, dám làm dám hi sinh chỉ mong gia điình được hạnh phúc trọn vẹn.  Điều này được minh chứng từ bao đời nay, khi người chống phải ra chiến trường đánh giặc thì tình cảm ấy lại hiện rõ hơn, sâu sắc hơn. Từng câu thơ của bài “Chinh phụ ngâm” đã thể hiện trọn vẹn điều đó. 


Thân bài Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

Ở tám câu thơ đầu những hành động, động tác của người chinh phụ từ đầu tác phẩm chứng tỏ nàng không tự chủ được bản thân vì nỗi nhớ kéo dài, dai dẳng chẳng thể san sẻ cùng ai. Tất cả những điều đó đã bộc lộ tâm trạng rối bời, cô đơn, lẻ loi. Nỗi nhớ này cũng được bộc lộ nhiều trong ca dao xưa. Thể thơ song thất lục bát kết hợp với hai câu thơ bảy chữ, câu thơ lúc bát, tạo nhịp điệu kéo dài, ngân mãi, là khúc nhạc buồn. Người chinh phụ mong chim thước đến để báo tin lành cho mình mà nó cứ im bặt, chẳng có tin tức gì. Không còn là nỗi buồn đơn thuần, nó đã trở thành nỗi đau, sự cô đơn chán trường. Cô đơn, lẻ loi, người chinh phụ tìm đến sự đồng cảm của cả đồ vật, nàng tâm sự cùng chiếc đèn Nhưng ngay sau đó nàng lại phủ định, đèn làm soa có thể sẻ chia được tấm lòng này, chỉ có một mình mình biết. Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh để diễn tả nỗi, buồn tâm trạng cô đơn lẻ loi của người chinh phụ. Hình ảnh ngọn đèn và hoa đèn cũng với hình ảnh cái bóng trên tường có thể gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh ngọn đèn không tắt trong bài ca dao quen thuộc “ đèn thương nhớ ai mà đen không tắt” thể hiện nỗi nhớ cô đơn một mình không biết san sẻ cùng ai. Nỗi lòng vò võ của chinh phụ ngóng chồng chinh chiến chỉ còn biết gửi vào các cảnh vật xung quanh. Cảnh vật xác xơ, heo hút tạo cảm giác hoang vắng đáng sợ, cộng thê tiếng gà canh năm eo óc. Một khung cảnh lạnh lẽo, côi cút, buồn thương ai oán. Làm cho nỗi buồn của người chinh phụ như dài ra, nặng trĩu kéo chìm lên cả không gian mênh mông. Nỗi buồn cách xa công thêm sự lo lắng bởi người chồng ra chiến trận hiểm nguy không rõ ngày trở về lại bặt vô âm tín. Tâm trạng của người chinh phụ như có phần hoảng loạn, bế tắc trong chính suy nghĩ của mình.

Nỗi nhớ chồng da diết, khi bắt gặp ngọn gió đông người chinh phụ lóe lên ý định gưi thương nhớ tới chồng. Việc dùng câu hỏi tu từ, các từ ngữ trang trọng cho thấy sự nhún mình, sự năn nỉ của người chinh phụ. Nhưng mong muốn gởi nỗi nhớ đến chồng của người chinh phụ không thể thực hiện được bởi Non Yên chỉ là hình ảnh ước lệ chỉ miền núi non biên ải xã xôi. Nỗi khắc khoải, mong muốn tột cùng của người chinh phụ chẳng biết có ai thấu không, người chồng nơi chiến trận gian khổ đầy hiểm nguy liệu có ngày trở về đoàn tụ không.  Người chinh phụ dường như đã quá u sầu nên nhìn cảnh vật chỗ nào cũng sầu theo, được tác giả khắc họa qua các câu thơ cuối bài. Cả bài thơ là nỗi cô đơn khắc khoải, sự buồn khổ của người chinh phụ khi chồng đi lính, bao nhiêu ngày tháng chẳng hề hay tin, chẳng rõ ngày trở về. Lên án chiến tranh xâm lược phi nghĩa và thương cảm với tình yêu, hạnh phúc gia đình là những điều tác giả muốn gửi lại trong tác phẩm.


Kết bài Phân tích tâm trạng của người chinh phụ

            Tình yêu, hạnh phúc gia đình của mỗi người thật đáng quý, đáng trân trọng. Tác giả khắc họa thành công tâm trạng của người chinh phụ vừa buồn tủi xót xa, vừa nhớ thương sâu sắc, lo lắng, một lòng hướng tới người chồng của mình.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021