logo

Phân tích những phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Cùng Toploigiai Trả lời câu hỏi: Phân tích những phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô? trong bài “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” SGK Ngữ Văn 11 Cánh diều. 

Câu hỏi: Phân tích những phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?


Câu trả lời số 1:

Vũ Như Tô vốn là người nghệ sĩ tài ba với lí tưởng nghệ thuật cao cả. Với mong muốn và hoài bão là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững nhưng chính ước mơ ấy đã đẩy cuộc đời ông vào tấn bi kịch kinh hoàng. Vì quá đam mê và chạy theo lí tưởng nghệ thuật của mình mà ông không biết rằng chính việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của bao nhiêu người, dẫn đến việc nhân dân khởi loạn. Khi biết tin, Đan Thiềm đã khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông vẫn nhất quyết không chạy trốn vì vẫn nghĩ rằng mình không làm gì sai, việc của mình làm là việc tốt, cống hiến cho đất nước. Khi bị quân sĩ vả miệng, ông vẫn không ngừng ca ngợi về Cửu Trùng Đài và nhất quyết cho rằng mình có công chứ không có tội. Bi kịch đau lòng nhất với ông là nhận ra được khát vọng nghệ thuật của mình mâu thuẫn với hiện thực Cửu Trùng Đài đã bị đốt, mọi công sức của mình đã tan tành mây khói. Cửu Trùng Đài bị đốt cũng là lúc ông chết đi, không chỉ về thể xác mà còn về cả tinh thần. Vì vậy có thể thấy Vũ Như Tô là một nhân vật chịu nhiều tấn bi kịch, đặc biệt lại là những bi kịch từ tài năng, mong ước của mình.

Phân tích những phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Câu trả lời số 2:

“Ngàn năm chưa dễ có một” là câu nói mà người đời giành cho Vũ Như Tô. Nhưng tấn bi kịch cuộc đời ông lại xảy ra do chính tài năng ấy. Bi kịch mà Vũ Như Tô đang trải qua không chỉ đơn thuần là việc ông bị mất đi sự nghiệp và danh tiếng mà còn là việc ông không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ông đã đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ, không nhận ra rằng nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân, không thể đứng trên lợi ích của mình mà hủy hoại đời sống nhân loại. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài không chỉ hao hụt ngân sách triều đình, tăng thuế cho nhân dân và mà còn mất đi nhiều mạng người, dẫn đến cảnh mẹ mất con, con mất cha do việc xây dựng quá đỗi khó khăn và vất vả. Điều đó đã dẫn đến bi kịch nhân dân khởi loạn, quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực và dẫn quân đến trừng trị Vũ Như Tô. Tuy nhiên, trước cuộc bạo loạn và lời khuyên nhủ đi trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết khẳng định mình không có tội nên không cần phải trốn. Khi quân khởi loạn đến bắt ông đi, ông vẫn hiên ngang, ông vẫn mải mê ca ngợi Cửu Trùng Đài, luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Bi kịch lớn nhất của ông không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn triệt để hơn khi chính mắt ông chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt, công sức và hoài bão của mình tan tành mây khói và chứng kiến cái chết của Đan Thiềm cùng sự ra đi cuộc đời của mình. 

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023