logo

Phân tích nhân vật người lính trong bài thơ Đỉnh núi

Đỉnh núi là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết về hình ảnh người lính với những nét tính cách đặc biệt. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết phân tích nhân vật người lính trong bài thơ Đỉnh núi.


Dàn ý phân tích nhân vật người lính trong bài thơ Đỉnh núi

Phân tích nhân vật người lính trong bài thơ Đỉnh núi - ảnh 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Trần Đăng Khoa

- Giới thiệu về nội dung chính của bài thơ Đỉnh núi

- Nêu vấn đề chính cần nghị luận: phân tích nhân vật người lính trong bài thơ.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa, hoàn cảnh sáng tác nên bài thơ.

- Nêu nội dung chính của toàn bộ bài thơ Đỉnh núi

- Phân tích bốn câu thơ đầu: Sự dũng cảm, gan dạ, mạnh mẽ của những người lính khi phải công tác nên địa hình khó khăn.

- Phân tích bốn câu thơ tiếp: Địa hình làm việc hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

- Phân tích bốn câu thơ giữa: Sự hy sinh của những người lính khi phải rời xa nhà, khi trở về thì đã già, họ đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc.

- Phân tích bốn câu thơ tiếp: Những cảm xúc đặc biệt của người lính.

- Phân tích bốn câu thơ cuối: Tình cảm của người lính, hậu phương nơi xa vẫn luôn hướng về những người lính.

- Hình ảnh người lính được khắc hoạ chân thật, hấp dẫn gợi nên một hình ảnh khó quên và những người lính dũng cảm, gan dạ, hết lòng vì Tổ quốc và đất nước thân yêu.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại những vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong bài thơ Đỉnh núi.

- Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong tác phẩm.


Phân tích nhân vật người lính trong bài thơ Đỉnh núi (hay nhất)

Phân tích nhân vật người lính trong bài thơ Đỉnh núi - ảnh 2

Cùng với các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm thì Trần Đăng Khoa chính là cái tên nổi bật nhất trên đàn văn học thơ ca Việt Nam đương đại. Có nhận xét cho rằng “Trần Đăng Khoa chính là người mang nhạc điệu thả vào vần thơ” và bài thơ Đỉnh núi chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Trần Đăng Khoa viết về đề tài người lính.

Trần Đăng Khoa là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam, dù còn rất nhỏ tuổi nhưng tài năng của ông đã được biết đến, những sáng tác đa dạng chủ đề được xuất bản trên nhiều tờ báo nổi tiếng. Tác phẩm “Đỉnh núi” ra đời và tạo nên sự thành công, trở thành điểm nhấn trong sự nghiệp của Trần Đăng Khoa.

Toàn bộ tác phẩm xoay quanh câu chuyện, cuộc đời của những người lính phải bôn ba nơi chiến trường xa xôi, thực hiện nhiệm vụ, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để bảo vệ độc lập, dân tộc, mọi người được bình yên, ấm no và hạnh phúc.

Mở đầu bài thơ với nhan đề “Đỉnh núi” đã khiến người đọc liên tưởng được sự cao chót vót, lạnh lẽo thấu xương và chỉ được bao trùm với thiên nhiên mà thôi:

Ta ngự giữa đỉnh trời

Canh một vùng biên ải

Cho làn sương mong manh

Hoá trường thành vững chãi

Thế nhưng Trần Đăng Khoa đã sử dụng động từ “ngự” để thấy được phong thái ung dung, thư thái của những người lính. Dù cho có bao nhiêu đỉnh núi cao vời vợi thì đối với những người lính thì chỉ như chuyện nhỏ, không có khó khăn, vất vả nào có thể khiến cho những người lính chùn bước. Họ vẫn luôn canh giữ cho nơi biên cương xa xôi, tưởng chừng như đứng trước vũ trụ mênh mông thì con người sẽ trở nên nhỏ bé và mong manh thế nhưng chính tinh thần kiên trì, không ngại khó, ngại khổ của người dân và những người lính của chúng ta.

Lán buộc vào hoàng hôn

Ráng vàng cùng đến ở

Bao nhiêu là núi non

Ríu rít ngoài cửa sổ

Bài thơ lúc này dường như đang chùng xuống khi khung cảnh hiện lên như một chiếc võng mắc lưng chừng giữa hai sườn núi. Đó chính là những điều kiện sống, điều kiện làm việc khó khăn và vất vả mà người lính phải trải qua trong suốt hành trình hành quân của mình, dù là núi cao hay gió gào cũng không cản được bước chân của người lính.

Những mùa đi thăm thẳm

Trong mung lung chiều tà

Biết bao chàng lính trẻ

Đã thành ông bố già

Những người lính đã phải tham gia vào cách mạnh từ rất trẻ, họ đi từ những mùa đi thăm thẳm, không biết khi nào thì mới có dịp trở về. Khi đi họ là những chàng lính trẻ tuổi hừng hực khí thế, nhưng khi họ về thì có thể đã trở thành những “ông bố già”. Họ đi mà không hề oán trách điều gì, ai đó đã từng nói “Không có gì đẹp bằng mùa xuân và tuổi trẻ”, ấy vậy mà những người lính lại dành cái tuổi trẻ đẹp nhất của cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước, Tổ quốc, thực hiện những lý tưởng cách mạng cao đẹp và vĩ đại.

Áo lên màu mốc trắng

Tóc đầm đìa sương bay

Lời yêu không muốn ngỏ

Sợ lẫn vào gió mây

Trần Đăng Khoa đã vẽ nên một khung cảnh vô cùng đặc biệt và mới lạ về vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên và tâm tình lãng mạn, trữ tình của những người lính. Nào là “Áo lên màu mốc trắng, tóc đầm đìa sương bay”, và trong lòng của những người lính trẻ, họ vẫn luôn khao khát tình yêu, hừng hực khí thế tuổi trẻ, ngại ngùng khi không dám bày tỏ lời yêu của mình trước lúc ra trận.

Bỗng ngời ngời chóp núi

Em xòe ô thăm ta

Bàng hoàng, xô tung cửa

Hóa ra vầng trăng xa.

Một tình huống đặc biệt đã được tác giả viết nên khi những người lính nhớ về người con gái thân yêu ở nơi xa, họ luôn khao khát được gặp lại người thân, những người mà mình yêu thương với một tâm hồn lãng mạn, trữ tình. Những chàng lính tưởng chừng như mạnh mẽ thế nhưng cũng có những giây phút yếu lòng để rồi nhìn vầng trăng mà nhớ da diết đến người mình thương.

Bài thơ là sự vận dụng thành công của thể thơ năm chữ kết hợp với các hình ảnh thơ độc đáo, đặc biệt, giàu sức gợi hình, gợi tả. Tác phẩm đã khiến người đọc ấn tượng với hình ảnh của những người lính gan dạ, kiên cường nhưng tâm hồn không kém phần trữ tình, thơ mộng.

Đọc xong bài thơ Đỉnh núi, tôi cảm nhận được những vẻ đẹp ấn tượng của những người lính và tự hứa bản thân sẽ luôn cố gắng học thật giỏi để cống hiến cho đất nước. Đỉnh núi của nhà thơ Trần Đăng Khoa chính là bài thơ hay nhất viết về đề tài những người lính và sẽ neo đậu mãi trong trái tim người đọc mặc kệ thời gian

icon-date
Xuất bản : 22/11/2023 - Cập nhật : 01/12/2023