logo

Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là “Bà Chúa thơ Nôm”, đặc trưng phong cách diễn ý thơ Nôm Hồ Xuân Hương là mượn cảnh, mượn vật để ẩn dụ về câu chuyện, thái độ và số phận con người qua đôi mắt của một người phụ nữ tài năng, bản lĩnh. Và bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy. Để khám phá được vẻ đẹp trong bài thơ không thể thiếu cấu tứ và hình ảnh bài thơ cùng qua bài viết được Toploigiai viết dưới đây.


Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bánh trôi nước

1. Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cấu tứ và hình ảnh bài thơ bánh trôi nước

2. Thân bài: 

- Giải thích khải niệm cấu tứ là gì? 

- Phân tích cấu tứ

+ Tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để thể hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình

+ Miêu tả con người mà giống như chiếc bánh trôi nước, chỉ bằng chiếc bánh, để nói đến người phụ nữ xưa chỉ được đối xử như một chiếc bánh trôi, không biết trôi lạc đi đâu, không có quyền trong xã hội, bị người người đối xử như một thứ để họ ăn

+ Thân phận người phụ nữ ấy với hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu, hiền hòa.

+ Bài thơ còn có cấu trúc tứ thể hiện ở bài thơ gồm 4 câu với mỗi câu có 7 chữ cái. Tuy cấu trúc tứ đơn giản, nhưng tác giả đã tận dụng tối đa sự kỵ hình và kỵ âm để tạo nên hình ảnh sống động và âm điệu du dương trong bài thơ.

- Phân tích hình ảnh

+ Hình ảnh "nước non" không chỉ gợi ra hình ảnh thực của việc luộc bánh trôi mà nó gợi ra hình ảnh của những người phụ nữ với số phận khổ đau, không được làm chủ, bị trói buộc bởi tam tòng tứ đức.

+ Hình ảnh "Rắn nắt mặc dầu tay kẻ nặn" là hình ảnh ẩn dụ gợi ra số phận phụ thuộc

+ Tấm lòng son hiểu theo nghĩa đen thì là nhân của bánh trôi nước, dù cho bị nặn như thế nào thì khi nấu chín vẫn giữ được nhân bên trong. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì "tấm lòng son" nói lên vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữa xưa: tấm lòng chung thủy, nghĩa tình sắc son.

3. Kết bài: 

- Ý nghĩa của cấu tứ và hình ảnh đem đến cho bài thơ

- Tình cảm của tác giả dành cho bài thơ


Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bánh trôi nước

Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca và nghệ thuật, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Và giống như bao văn nghệ sĩ khác Bà Chúa thơ Nôm đưa "tiếng sấm" giữa bầu trời chế độ phong kiến, phản chiếu những mặt trái của cuộc đời, bênh vực mọi tầng lớp cùng khổ, nhất là thân phận người phụ nữ. Đặc biệt thay Hồ Xuân Hương đã phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ bánh trôi nước một cách sâu sắc, đưa bài thơ có giá trị biểu cảm cao.

Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bánh trôi nước

Muốn hiểu được đặc sắc mà cấu tứ đem lại cho bài thơ, phải hiểu cấu tứ là gì? Cấu tứ là cách tác giả bố trí và tổ chức các ý và câu thơ trong một bài, biến đổi ý tưởng thành cảm xúc và hình ảnh. Nó không chỉ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tác giả mà còn tạo ra sự liên kết giữa các ý, giúp bài thơ có tính thống nhất và cân đối. Qua cấu tứ, tác giả có thể biểu đạt phong cách riêng và sáng tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật độc đáo, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ lên người đọc. Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để thể hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình. Nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người. Miêu tả con người mà giống như chiếc bánh trôi nước, chỉ bằng chiếc bánh, để nói đến người phụ nữ xưa chỉ được đối xử như một chiếc bánh trôi, không biết trôi lạc đi đâu, không có quyền trong xã hội, bị người người đối xử như một thứ để họ ăn. Thân phận người phụ nữ ấy với hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu, hiền hòa. Dù có đẹp đến đâu thì người phụ nữ cũng không được đối xử tốt hơn. Thật cảm thương cho thân phận họ, cũng chính là nhà thơ tự nói về thân phận của mình. Hồ Xuân Hương đã sử dụng cấu tứ, đã mượn chiếc bánh trôi nước để làm nổi bật vẻ đẹp hình thể và tâm hồn. Sự đối lập giữa hình thể, tâm hồn và cuộc đời mà họ phải trải qua. Đó là những ngày tháng sống khổ cực, tủi hờn, không làm chủ được cuộc sống của mình. Cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn, xô đẩy, nhưng dù là vậy thì họ vẫn nổi bật với vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Bài thơ còn có cấu trúc tứ thể hiện ở bài thơ gồm 4 câu với mỗi câu có 7 chữ cái. Tuy cấu trúc tứ đơn giản, nhưng tác giả đã tận dụng tối đa sự kỵ hình và kỵ âm để tạo nên hình ảnh sống động và âm điệu du dương trong bài thơ. Nếu như cấu trúc tứ được Hồ Xuân Hương thể hiện rất rõ nét cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó. Thì hình ảnh của bài thơ Bánh trôi nước cũng là điểm nổi bật của tác phẩm. Nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp, có phẩm chất cao quý, tương đồng trong cuộc sống. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thể hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình. 

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Hình ảnh chiếc bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn đẹp mắt thì người phụ nữ trong xã hội phong luôn có một vẻ đẹp ngoại hình, phúc hậu. Bài thơ miêu tả hình ảnh bánh trôi nước, nhưng nhằm ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ có vẻ bề ngoài “vừa trắng lại vừa tròn” - Đây là vẻ đẹp được coi là chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù ngoại hình xinh đẹp, nhưng số phận của họ lại chẳng được hạnh phúc. “Bảy nổi ba chìm với nước non’’ gợi ra một cuộc đời không bình yên mà phải chịu nhiều lận đận, long đong. Hình ảnh "nước non" không chỉ gợi ra hình ảnh thực của việc luộc bánh trôi mà nó gợi ra hình ảnh của những người phụ nữ với số phận khổ đau, không được làm chủ, bị trói buộc bởi tam tòng tứ đức. Hình ảnh "Rắn nắt mặc dầu tay kẻ nặn" là hình ảnh ẩn dụ gợi ra số phận phụ thuộc. Thật vậy! Người phụ nữ xưa kia lấy chồng thì theo chồng, chồng mất thì theo con, luôn tuân theo nhất nhất lời bố mẹ, không được đưa ra bất cứ quyết định nào cho hạnh phúc của đời mình. Hình ảnh "kẻ nặn" ở đây chính là những người chồng, người con, là những kẻ thống trị xã hội phong kiến. Thế nhưng, câu thơ cuối đã lại một lần nữa khẳng định vẻ đẹp toàn diện, đến từ cả bên trong tâm hồn của người phụ nữ xinh đẹp. Được cha mẹ sinh ra để làm người nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình. Cuộc đời họ do người khác định đoạt. Cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn, xô đẩy. Cuộc đời không được làm chủ chính mình, chỉ sống phụ thuộc đến người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì thì làm lấy chẳng dám làm trái. Khi lập gia đình thì phải cung phụng cho chồng, chồng mất phải nương nhờ vào con. Thương thay cho số phận người phụ nữ xưa. Dù cuộc đời có phũ phàng bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình: ‘’ Mà em vẫn giữ tấm lòng son’’. Tấm lòng son hiểu theo nghĩa đen thì là nhân của bánh trôi nước, dù cho bị nặn như thế nào thì khi nấu chín vẫn giữ được nhân bên trong. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì "tấm lòng son" nói lên vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữa xưa: tấm lòng chung thủy, nghĩa tình sắc son. Dù cuộc đời họ có chịu cực khổ, tủi hờn thì tấm lòng vẫn chung thủy, son sắt, một lòng một dạ với người chồng của mình, dù có “rắn”, “nát” ra sao đi nữa. 

Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa được một hình ảnh thật đẹp về người phụ nữ, với bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết qua cách thể hiện cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bánh trôi nước. Hồ Xuân Hương gợi cho ta cảm nhận rõ nét về hình ảnh người phụ nữ xưa với những hủ tục đáng sợ, thối nát. Qua đó, ta thấy tình cảm mà nhà thơ dành cho bài thơ cũng như đồng cảm với người phụ nữ xưa. 

icon-date
Xuất bản : 21/10/2023 - Cập nhật : 21/10/2023