logo

Phân tích nhân vật Cáo trong chuyện Con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất răn dạy, giáo dục con trẻ. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về nhân vật Cáo trong chuyện Con cáo và chùm nho nhé!


Dàn ý Phân tích nhân vật Cáo trong chuyện Con cáo và chùm nho

A. Mở bài:

- Gioi thiệu khái quát về câu chuyện Con cáo và Chùm nho

B. Thân bài:

- Phân tích tình huống truyện

- Cách xây dựng nhân vật Cáo

- Tính cách của nhân vật qua lời thoại

C. Kết bài:

- Đánh giá về nhân vật Cáo, từ đó rút ra bài học cần thiết cho riêng bản thân


Phân tích nhân vật Cáo trong chuyện Con cáo và chùm nho

     Các nhân vật trong truyện cổ tích rất đa dạng và phong phú. Họ là hiện thân cho đủ mọi tầng lớp xã hội khác nhau: có người làm cao nhưng chí khí không cao, có người nhỏ bé nhưng chí khí cao ngất trời. Họ nằm ở trong tủ mọi hoàn cảnh khác nhau: có người là nông dân có người là Phú hộ hai đôi khi là những con vật. Trong số những con vật được hân hạnh trở thành nhân vật của một câu chuyện cổ tích nào đó, và Con cáo được trở thành nhân vật chính của câu chuyện “Con cáo và chùm nho”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện ngụ ngôn nước ngoài hay và đặc sắc về chủ đề cùng những hình thức nghệ thuật xuất sắc. 

Phân tích nhân vật Cáo trong chuyện Con cáo và chùm nho

>>> Tham khảo: Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nhô là sáng tác của ai

     Truyện ngụ ngôn "Con cáo và chùm nho" của Aesop, tại Việt Nam truyện được biết đến qua các bản dịch từ bài thơ ngụ ngôn Le Renard et les Raisins của La Fontaine. Viết về việc một ngày nọ, con cáo đi xuống vùng núi và tình cờ đã phát hiện ra một vườn nho phía trước. Dưới tán lá xanh tươi, từng chùm nho căng tròn, mộng nước và trông thật kích thích dưới ánh nắng mặt trời. Những trái nho này khiến ai cũng thèm muốn. Con cáo thèm đến mức nước bọt cứ chảy ra hai bên miệng. Con cáo nhìn xung quanh, không thấy bất cứ ai, và nho lại nhiều như thế này, con cáo không kìm được cơn thèm ăn và muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. 

     Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc: 

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha! 

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được. Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói: 

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho. 

     Con cáo không thể hái được chùm nho nên đã tự nhủ mình nho còn xanh lắm để biện hộ cho việc không thể hái được chùm nho của mình là do tác động của ngoại cảnh, là do không đáng để hái. Đây được coi là lối thắng lợi tinh thần, ru ngủ bản thân bằng cách tự tưởng tượng ra hàng trăm lý do cho sự thất bại của mình, để biện hộ cho sự yếu kém của bản thân. Thực chân, chúng ta không làm được nhưng lại không biết chấp nhận sự thật là mình yếu kém, Có rất nhiều người tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ mong muốn có nhưng không được. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh.

     Đọc Con cáo và chùm nho, ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Hình ảnh con cáo đã được tác giả hình tượng hóa để đề cập đến vấn đề về sự biện hộ và tự cao của cá nhân. Điều mà câu chuyện muốn cảnh tỉnh là đừng quá đề cao bản thân, mình phải tự biết khả năng của mình đang nằm ở vị trí hay con số nào; khi sai lầm hoặc thất bại, hãy tự biết nhận lỗi, rút ra bài học cho bản thân và đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bản chất là một truyện ngụ ngôn, Con cáo và chùm nho đã mượn câu chuyện về con vật để ám chỉ về lối sống của con người. Chúng ta đừng như con cáo kia, đừng cho mình là nhất bởi ngoài kia còn rất nhiều người giỏi hơn và khi thất bại cũng đừng đổ lỗi cho bất kì ai, bất kì điều gì; hãy phát huy điểm mạnh bạn đang có, khắc phục điểm yếu, từ thất bại rút ra những bài học kinh nghiệm để vươn tới thành công. 

    Chuyện con cáo và chùm nho xanh mặc dù rất ngắn gọn nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, chuyện đả kích lối nghĩ thắng lợi tinh thần, không chịu thừa nhận yếu kém, luôn đổ lỗi sự thất bại của mình cho những lý do khác. Ngoài ra, truyện phê phán mạnh mẽ thói biện minh của con người mà không bao giờ thừa nhận yếu điểm của bạn thân. Từ đó, ta phải biết nên từ bỏ những thứ không thuộc về mình cho dù cố gắng đến mấy để đạt được.

                                                                       --------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn mẫu bài Phân tích nhân vật Cáo trong chuyện Con cáo và chùm nho. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tăng thêm nhiều kiến thức. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/03/2023 - Cập nhật : 23/02/2024