logo

Phân tích mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

icon_facebook

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có một bài thơ rất ý nghĩa viết về người lính có tên Lính đảo hát tình ca trên đảo. Khổ thơ thứ 5 và thứ 6 là hai khổ thơ thú vị trong bài. Để các bạn có thể hiểu hơn về hai khổ thơ, Toploigiai đã mang tới bài Phân tích mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo, mời các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý Phân tích mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Mở bài: 

Giới thiệu về bài thơ và khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Thân bài:

+ Giai điệu trong khổ 5 6: Hùng hồn, manh mẽ như là tiếng gió biển, được so sánh bằng tính từ mạnh “ngang tàng” => Qua đó khắc họa sự khó khăn, vất vả của những người lính, phải sống nơi nguy hiểm rình rập, sóng gió khắp nơi, đồng thời thể hiện sự dũng mãnh, hiên ngang của những người lính hảo đảo, mạnh mẽ giống như gió biển

+ Lời ca mang sắc thái trái ngược với giai điệu: Lời ca lãng mạn, nhẹ nhàng, “toàn thương với nhớ” => Thể hiện tâm hồn lãng mạn, sâu sắc và khát khao hạnh phúc bên người mình thương của những người lính hải quân

=> Tuy mang sắc thái trái ngược nhưng giai điệu và lời ca đã bổ sung cho nhau, giúp thể hiện rõ nhất tính cách của những người lính hải quân, họ tuy mạnh mẽ, dũng cảm nhưng không hề khô khan mà lại lãng mạn, tinh tế, khát khao tình yêu mãnh liệt

- Kết bài:

Khái quát lại mối quan hệ đặc biệt, thú vị giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6

Phân tích mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

>>> Tham khảo: Phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo học sinh giỏi kèm dàn ý


Phân tích mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

      Hiện nay chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập và tự do. Có được những điều như ngày nay, cha ông chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức và thậm chí là cả tính mạng của mình cho Tổ quốc. Để giữ vững được thành quả cha ông để lại, chúng ta dù là thời bình vẫn luôn có một lòng nồng nàn yêu nước và sẵn sàng bảo vệ đất nước bất cứ khi nào. Thể hiện qua việc tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, học tập tốt, góp sức để đất nước phát triển hay tham gia vào lực lượng quân đội để đứng đầu tiền tuyến trong việc bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc... Nhắc tới quân đội, có thể nói họ là những người phải nhận trọng trách đặc biệt quan trọng mà đất nước và nhân dân giao phó trong cả thời chiến và thời bình. Thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của họ, từ xưa tới nay, đề tài người lính luôn là chủ đề sáng tác ý nghĩa được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn. Một trong số đó là nhà thơ Trần Đăng Khoa với bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo, được sáng tác năm 1982, trong một lần tới thăm những chiến sĩ hải quân của nhà thơ. Bài thơ đã tái hiện được sự khó khăn, vất vả của những người lính nơi đảo xa, nhưng dù hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời và yêu Tổ quốc. Khổ thơ thứ 5 và thứ 6 trong bài thơ đã mang tới những lời ca và giai điệu tình ca thật đẹp, vô cùng lãng mạn của những người lính:

“ Cái giai điệu ngang tàng như gió biển

Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi

Đêm buông xuống nhình nhau không rõ nữa

Cứ ngỡ như đảo đá cất thành lời...

 

Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo

Gương mặt em dịu dàng. Hàng cây cũng tươi xinh

Mở mắt chung chiêng nghe lưng trời sóng vỗ

Và tay mình lại nắm lấy tay mình.”

      Tuy cuộc sống nơi đảo xa của những người lính vô cùng khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời. Họ chăm sóc cho tâm hồn của mình bằng lời ca, tiếng hát của những buổi hòa nhạc đơn sơ, giản dị nhưng chân thành, sâu lắng. Lời ca và giai điệu mà người lính hải quân mang tới trong buổi hòa nhạc được nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả thật đặc biệt. Giai điệu của những bài hát rất mạnh mẽ, hùng hồn, nó “ngang tàng” như là gió biển xa. Qua giai điệu này, chúng ta thấy được sự khó khăn, vất vả nơi hải đảo của của những người lính, phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm luôn rình rập xung quanh. Nhưng cũng qua đó, họ thể hiện được sự dũng cảm, hiên ngang, mạnh mẽ như gió biển của mình, luôn sẵn sàng chiến đấu vì đất nước. Giai điệu là vậy, còn lời ca người lính nơi đảo xa hát lại mang tới sắc thái trái ngược. Nếu giai điệu mạnh mẽ, hùng hồn thì lời ca trong những bài hát lại lãng mạn, nhẹ nhàng, “toàn thương với nhớ”. Những hình ảnh xuất hiện trong lời ca vô cùng nên thơ, trữ tình, nào là “đảo đá” được nhân hóa, biết cất thành lời, rồi cả những lần hò hẹn, bày tỏ tình cảm tinh tế của những người lính. Qua lời ca, chúng ta thấy được bức tranh khắc họa buổi hẹn hò của người lính hải quân, với ánh trăng sáng bên bờ biển, họ nắm tay người thương cùng đi dạo nghe tiếng “sóng vỗ”, thật lãng mạn làm sao! Người đọc còn cảm nhận được qua lời ca là khát vọng tình yêu cháy bỏng của những người lính hải quân, họ cũng như tất cả mọi người, luôn muốn có một hạnh phúc của riêng bản thân mình. 

      Lời ca và giai điệu tình ca trong khổ thơ thứ 5 và thứ 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo do nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác thật đặc biệt và thú vị. Tuy mang sắc thái trái ngược, giai điệu thì mạnh mẽ, hùng hồn, còn lời ca thì nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng nhờ có vậy mà bài hát của những người lính hải quân mới trở nên ý nghĩa hơn. Giai điệu, lời ca giống như tính cách của những người lính hải đảo, họ vừa mạnh mẽ, hiên ngang, dũng cảm nhưng đồng thời cũng rất lãng mạn và sâu sắc, khát khao tình yêu và hạnh phúc. Chỉ với hai khổ thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa, được coi là “thần đồng” đã khắc họa thật rõ nét tính cách của những người lính hải quân đang ngày đêm bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc nơi đảo xa sóng gió ngoài khơi kia.

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn bài Phân tích mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu khúc tình ca trong khổ 5 6 của bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Đây là hai khổ thơ đầy ý nghĩa trong bài thơ mà nhà thơ Trần Đăng Khoa mang tới cho độc giả.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2023 - Cập nhật : 27/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads