logo

Phân tích Hồi trống cổ thành

         Đoạn trích Hồi trống cổ thành là một trong những trích đoạn giàu kịch tính nhưng cũng tương đối khó để phân tích, vậy thì hãy cùng tham khảo thêm cách để triển khai hiệu quả đề văn phân tích “hồi trống cổ thành” trong bài viết dưới đây nhé.


 Phân tích Hồi trống cổ thành

Phân tích Hồi trống cổ thành | Văn mẫu 10 hay nhất

          Mỗi dân tộc có những tác phẩm làm nên tên tuổi của nền văn học dân tộc mình, là đại sứ đưa nghệ thuật dân tộc gặp gỡ với tinh hoa trên thế giới. Nếu Tây Ban Nha có Đôn-ki-hô-tê, thì Trung Quốc nổi tiếng tứ đại danh tác của dòng văn học Trung Hoa bao gồm Tây Du ký, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong số đó, Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến văn hóa và quân sự của Việt Nam ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Và một trong những đoạn trích giàu kịch tích, đạm không khí chiến trận hào hùng và khí phách oanh liệt chính là đoạn trích Hồi trống cổ thành. Thông qua đoạn trích này, người đọc cảm nhận được hai mạch nội dung chính toát lên đó là, đoạn trích là những dòng khắc họa giản dị chân thực về tích cách nóng nảy nhưng cương trực trung nghĩa của Trương Phi, và  ý nghĩa sâu xa của hồi trống Cổ Thành.

          Tính cách nhân vật và diễn biến của câu chuyện bắt đầu từ sự đối lập đầy mâu thuẫn khi rời Tào doanh, đến Cổ Thành, Quan Công mừng rỡ vô cùng khi đến gặp Trương Phi. Ngỡ tưởng huynh đệ lâu ngày được tề tựu, tay bắt mặt mừng nhưng thái độ của Trương Phi hoàn toàn đối lập với tâm trạng hồ hởi của Quan Công. Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, đầy tức giận và ngay lập tức dẫn quân ra cửa Bắc. Rõ ràng có thể thấy, giữa Quan Công và Trương Phi đang tồn tại một khúc mắc khó cởi giải, và mâu thuẫn giữa hai nhân vật này được tác giả đẩy lên cao trào khi Sái Dương đem quân đuổi theo Quan Công, điều này càng làm Trương Phi lấy lên nghi ngờ về tấm lòng trung nghĩa của nhân vật này.Chính tình tiết này càng khiến cho sự nghi ngờ của Trương Phi giành cho Quan Công càng trở nên sâu sắc. Cuối cùng La Quán Trung sau khi đẩy câu chuyện lên cao trào quyết định giải quyết thắt nút bằng hành động của Quan Vân Trường, rằng ông sẽ chém đầu Sái Dương để chứng tỏ lòng trung thành và nhận được sự tin cậy của Trương Phi.

        Trước đề nghị của Quan Vân Trường, Trương Phi đưa ra một yêu cầu, rằng trong 3 hồi trống ông đánh, thì Quan Vân Trường phải lấy được thủ cấp của đối thủ. Như vậy ngay trong khoảnh khắc ấy, hồi trống Cổ  Thành phần nào bộc lộ được ý nghĩa của nó. Đó là hồi trống giải oan để Quan Vân Trường có thể chứng minh cho người huynh đệ của mình thấy tấm lòng tận trung và sự ngay thẳng mình, như vậy hồi trống là để minh chứng cho nhân cách của một con người, nhưng đồng thời đó cũng là hồi trống đầy thách thức. Nó thách thức bản lĩnh của Quan Vân Trường, nếu trong 3 hồi trống đầu của Sái Dương không rơi xuống đấy, tấm lòng và tài năng của ông đều không được công nhận. Do đó, hồi trống Cổ Thành có thể ví là cho tiết nhỏ nhưng có sức gợi lớn, mở ra những ý nghĩa và ô cửa để người đọc khám phá nhân vật. Cuối cùng, chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Mâu thuẫn lúc này được giải quyết, cuối cùng tấm lòng và sự chân thành của Quan Vân Trường đã được chứng minh, giọt nước mắt nóng hổi xúc động lăn trên gò má Trương Phi cũng phần nào cho ta thấy bản chất ẩn sâu trước vẻ ngoài nóng tính của nhân vật này. Trương Phi nóng tính, nhưng đó là biểu hiện của sự bộc trực và tận trung của một kẻ chính trực.

         Bằng lối kể chuyện giản dị, mộc mạc mà đầy sức hấp dẫn của tiểu thuyết Trương Hồi, đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã giúp người đọc sáng tỏ hơn về hình tượng các nhân vật được khắc họa trong truyện. Thêm vào đó, thông qua đoạn trích người đọc thêm khắc sâu ý nghĩa về hồi trống Cổ Thành, đó là hồi trống ra quân, cũng là hồi trống thu quân, hồi trống thách thức giải oan và đoàn tụ. Nội dung đoạn trích toát lên hai ý: Tính cách nóng nảy nhưng tuyệt vời trung nghĩa của Trương Phi và ý nghĩa sâu xa của hồi trống Cổ Thành.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021