logo

Phân tích Hội thi thổi cơm học sinh giỏi kèm dàn ý

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân là một tác phẩm của Minh Hương, là quá trình cuộc thi mang đậm bản sắc dân tộc ở làng Đồng Vân, bên bờ dòng sông Đáy. Nguồn gốc của hội thi này là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Để tìm hiểu rõ hơn về hội thi các bạn cùng Toploigiai theo dõi dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Hội thi thổi cơm học sinh giỏi dưới đây nhé.


1. Lập dàn ý Phân tích Hội thi thổi cơm học sinh giỏi

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

- Giới thiệu về Hội thi thổi cơm và nét đẹp phong tục được thể hiện qua đó

- Quá trình diễn ra cuộc thi và quy tắc cuộc thi

- Những hình ảnh ẩn dụ được thể hiện trong hội thi thổi cơm

- Phân tích những nét nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm

c. Kết bài: Ý nghĩa của hội thi và của tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Phân tích Hội thi thổi cơm học sinh giỏi kèm dàn ý

2. Bài văn mẫu Phân tích Hội thi thổi cơm học sinh giỏi 

Từ xa xưa đến nay, Việt Nam trải qua nhiều thời ký khác nhau, nhiều triều đại khác nhau. Vậy nên, những nét văn hóa của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này được thể hiện rõ nhất ở phong tục tập quán, chi tiết hơn là các lễ hội của người Việt. Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân là một tác phẩm của Minh Hương, là quá trình cuộc thi mang đậm bản sắc dân tộc ở làng Đồng Vân, bên bờ dòng sông Đáy.

Lễ hội này diễn ra ở trước cửa đình làng, trên tiếng trống chiên điểm 3 hồi, những đội thi tham dự sẽ xếp hàng làm lễ dâng hương. Đây là một nghi thức cần có và quan trọng trước mỗi cuộc thi. Mục đích của hành động này của người dân là để tưởng nhớ đến thánh hoàng làng, người được cho là có công cứu dân, độ quốc. Nguồn gốc của hội thi này là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Tác giả phân tích và tái hiện lại quá trình của cuộc thi qua các bước cơ bản sau. Đầu tiên là lấy lửa, thổi cơm. Mỗi quá trình đều có những thử thách khó khăn yêu cầu mỗi đội chơi phải vượt qua. Kết thúc, sẽ có ban giám khảo chấm thi để đảm bảo sự công bằng nhất. 

Cảnh những đội chơi lấy lửa được tác giả miêu tả lại như sau:

“Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.”

Như thực sự tham gia vào đó, lời văn dồn dập, hấp dẫn khiến người đọc trở thành khán giả đang cổ vũ bên ngoài, hồi hộp theo dõi những người chơi. Những hình ảnh được tác giả miêu tả vô cùng chi tiết, những hành động như leo cây, châm lửa được nói rất tỉ mỉ. Cũng nhờ đó, tuy không được tận mắt chứng kiến nhưng độc giả lại thấy được những cái hay và hấp dẫn trong hội thi. Cũng qua những hoạt động của trai gái, chúng ta có thể thấy được sức khỏe, sự quyết tâm của những người tham gia cuộc thi.

“Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.”

Tiếp theo đó, hình ảnh thổi cơm được diễn ra trên sự hoan hô nhiệt liệt của người xem. Tuy chỉ là những câu văn tự sự như kể một câu chuyện, nhưng tác giả lại khiến câu từ có cảm xúc. Đó là việc khiến cho người đọc hòa cùng không khí trên sân, cảm nhận được sự náo nhiệt và đông đúc. Đoạn cuối cùng về quy trình chấm điểm, quy trình cũng đã được tác giả nêu ra cặn kẽ. Hiển nhiên, mọi người coi trọng sự chiến thắng hơn là phần thưởng. Đó là niềm tự hào không chỉ của người đạt giải, mà còn là của tất cả dân làng.

Thông qua những lời văn sâu ắc, tác giả trực tiếp thể hiện được tình yêu của mình dành cho những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Không những vậy, thông qua việc sử dụng từ ngữ, ta còn thấy được niềm tự hào của chính tác giả, trong vai trò một người xem đối với những nét văn hóa độc đáo. Đoạn trích thông qua hình ảnh nấu cơm, gián tiếp nhắc nhở về những cuộc chiến thắng giặc ngoại xâm trên dòng sông đáy. Cũng có thể thấy được, đây là một dịp để phái mạnh thể hiện, cũng khéo léo thể hiện tình cảm giữa những đôi trai gái.

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân được tác giả thể hiện trọn vẹn hình ảnh quá trình cần có. Cũng thông qua đó, người đọc càng thêm yêu thương và giữ gìn những nét văn hóa đẹp, cổ truyền song sinh hoạt hiện đại mà không hề bị biến chất.

-------------------------

Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Hội thi thổi cơm học sinh do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/10/2022 - Cập nhật : 01/07/2023