logo

Phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia


Phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia | Văn mẫu 10 hay nhất

        Với tấm lòng yêu nước, thương dân, lo lắng cho sự hưng thịnh của giang sơn, “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã thể hiện những trăn trở, lo lắng của Trần Nhân Trung, và vì thế hiện nay vẫn được lưu trên bia đá ở Văn Miếu Hà Nội.

         Tuy thể hiện rất nhiều những đau đáu, trăn trở của tác giả về sự phát triển phồn vinh và tương lai của đất nước, nhưng đặc biệt ấn tượng với người đọc ở bài kí này là cách lập luận sắc bén, thuyết phục của tác giả:

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".

         Rõ ràng, hiền tài là những người vừa có tài vừa có đức, chỉ khi đất nước có sự phò trợ của những bậc tri thức lỗi lạc cả về tài năng lẫn đức độ mới có thể phát triển đi lên. Đây chính là nòng cốt cho tư tưởng bồi dưỡng nhân lực tài năng đức độ cho công cuộc nghìn năm thiên thu vạn đại của dân tộc. Nhận thấy triết tưởng rằng: “Con người bao giờ cũng là nguồn lực phát triển, và là người tạo dựng nên các giá trị xung quanh”, chứng tỏ tầm nhìn uyên bác của người viết . Điều này không chỉ mang tính lập luận khách quan mà còn là suy tưởng đầy triết lí về các giá trị quan liên quan đến con người, về sự phát triển của loài người. Găm vào tư duy người đọc bằng những dòng lập luận khúc triết, mạch lạc như thế, tác giả đã thực sự khiến người đọc phải cúi đầu nể phục.

        Sau khi đề rõ vai trò của hiền tài, lực lượng nòng cốt góp công cho đất nước, tác giả xem xét đến chính sách bồi dưỡng và phát triển nhân tài của đất nước. Xét thấy việc chú trọng các chính sách ưu tiên phát triển hiền tài là cốt lõi để thúc đẩy một thế hệ tài năng đức độ, các vị vua đã không ngừng đề ra các cấp bổng để biệt đãi riêng cho họ: “Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí" làm việc đầu tiên. Triều đình nhà Lê, từ năm 1439 trớ đi đã có nhiều việc làm biệt đãi và quý trọng kẻ sĩ. Nào là "đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật". Nào là "nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ". Sau mỗi khoa thi kén được nhiều tiến sĩ, trạng nguyên, "Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất". Thêm nữa, vua còn đặc biệt đặt bia đá đặt ở cửa Hiền Quan (Quốc Tử Giám) nhằm mục đích "khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua" Đó chính là những điều rất cần thiết, xứng đáng để quốc gia đền đáp tấm lòng tài năng của những bậc hiền nhân.

        Bên cạnh việc khen thưởng những người tài nhân phò vua giúp nước, tác giả cũng chỉ trích, phê phán những kẻ chỉ biết nhận hối lộ, làm lũng đoạn triều chính, chỉ ham vinh hoa lợi lộc mà không nghĩ đến giang sơn. Đó là những thành phần sâu mọt, sớm muộn cũng sẽ tổn hại đến đất nước. Cần phải loại bỏ, và thay thế con sâu làm rầu nồi canh bằng những người có thực lực, đó là cái trụ, bệ đỡ cho sự phồn vinh của giang sơn thiên thu ngàn năm.

        Với mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của mình, tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của việc chú trọng phát triển nhân tài, để từ đó nhắc nhở quốc gia, giang sơn cần có những chính sách cần thiết để bồi dưỡng phát triển nhân tài, đó cũng là cội rễ bền lâu cho sự phát triển của đất nước. Phải là người giàu lòng phò vua trợ dân, dụng tâm với sự hưng thịnh, phồn vinh của giang sơn đất nước người viết mới có thể thảo nên những trang kí đầy tâm huyết như vậy.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021