logo

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật Bài thơ Tự tình 2

Hướng dẫn lập dàn ý và tuyển tập những bài văn hay Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương. Với những bài văn mẫu hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tự tình 2 | 900 bài Văn mẫu 11 hay nhất

I. Hồ Xuân Hương và phong cách nghệ thuật

- Hồ Xuân Hương (không rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà là một nữ sĩ nhưng cuộc đời bà gặp nhiều éo le, ngang trái.

- Bà sáng tác cả thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán.

- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương được xem là hiện tượng độc đáo của văn học trung đại: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ; thơ bà là thơ trào phúng mà trữ tình, đặc biệt đậm tính dân tộc từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.

- Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương là tiếng nói đồng cảm đối với người phụ nữ, đồng thời đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Vì vậy, Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

II. Hoàn cảnh ra đời của Tự tình 2

- Tự tình 2 là một trong những bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là sự dồn nén từ nỗi cô đơn đến tủi nhục của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.

III. Thể loại - nội dung - nghệ thuật - giá trị

1. Thể loại

- Bài thơ Tự tình 2 được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục bao gồm: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết.

2. Nội dung

- Hai câu đề giới thiệu cảnh đêm khuya với tiếng trống canh từ xa văng vẳng dồn dập đổ về. Trong thời điểm đó, nhà thơ - nhân vật trữ tình lại đang một mình trơ trọi giữa đêm khuya. Hai câu đề chỉ với 14 chữ ngắn gọn nhưng đã diễn tả sâu sắc tình cảnh cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.

- Từ nỗi cô đơn, thao thức không biết bày tỏ, tâm sự cùng ai, nhân vật trữ tình tỏ ra chán chường và đã tìm đến rượu, mượn rượu để giải sầu. Nhà thơ muốn chìm ngập trong cơn say để quên đi thực tại xót xa, tủi nhục nhưng thật trớ trêu:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

- Cơn say rồi cũng qua đi và khi tỉnh rượu, nhân vật trữ tình giật mình quay về với thực tại và càng nhận ra nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời khi chạm phải “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn". Khi tỉnh rượu, nhân vật trữ tình không chỉ nhận ra thân phận cô đơn mà còn nhận ra một sự thật đắng cay hơn: tình duyên vẫn chưa trọn vẹn nhưng tuổi xanh đã dần dần trôi đi.

- Từ nỗi ấm ức duyên tình lỡ dở, hai câu luận là nỗi bực dọc, phản kháng của nhân vật trữ tình. Hình ảnh từng đám rêu “xiên ngang mặt đất" như trêu ngươi nhà thơ, bởi rêu phong là bằng chứng cho sự vô tình của thời gian và nó là hiện thân của sự tàn phá. Bực dọc vì tuổi xuân qua mau, đời người ngắn ngủi, nhỏ bé, nhà thơ muốn bứt phá, muốn thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Hình ảnh "Đâm toạc chân mây đá mấy hòn" thể hiện thái độ ngang ngạnh, phản kháng, ấm ức của nhà thơ.

- Nhưng phản kháng cũng không được, năm tháng cứ thế trôi đi, tuổi xuân qua mau mà duyên tình vẫn chưa được vuông tròn, chung tình không đến, người chung tình thì cứ chờ đợi mỏi mòn, tuổi xuân tàn phai theo năm tháng.


- Mảnh tình quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là “san sẻ tí con con”. Bởi vậy, nhân vật trữ tình quay sang than thở cho thân phận của mình:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

-> Hai câu kết cực tả tâm trạng chua chát, buồn tủi của nhân vật trữ tình.

=> Tóm lại, Tự tình 2 thể hiện tâm trạng, thái độ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, cô đơn, vừa phẫn uất trước duyên phận; càng gắng gượng vươn lên lại càng rơi vào bi kịch. Đằng sau nỗi xót xa, buồn tủi đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

3. Nghệ thuật

- Cách dùng từ ngữ của Hồ Xuân Hương hết sức giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Với tài nghệ sử dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường.

* Nhà thơ còn dùng phép tiểu đối: lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên đã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình.

- Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ở câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thể trữ tình trước tình duyên lận đận.

- Với nghệ thuật đặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi.

4. Giá trị

- Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giãi bày nỗi cô đơn, buồn tủi của mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát của muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ.

- Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính đáng và đầy tính nhân văn.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Tự tình 2 | Top 3 bài phân tích hay nhất

.../...

Trên đây là bài Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tự tình 2 do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/