logo

Cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2

Cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, tổng hợp đầy đủ dàn ý chung và những bài văn cảm nhận hay nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, cùng tham khảo nhé!


Dàn ý cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2

Cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2 | 900 bài Văn mẫu 11 hay nhất

1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm “Tự tình II” và bốn câu thơ đầu trong bài thơ:

   Ví dụ: Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ tiếng nói, cá tính độc đáo của tác giả Hồ Xuân Hương. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ.

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu mở ra cảm thức về thời gian và tâm trạng của nữ sĩ

+ Cảm thức về thời gian: Thời gian: đêm khuya. Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian.

+ Cảm thức về tâm trạng: cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

– Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo

+ Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát.

+ Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ: trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn.

→ Bức tranh ngoại cảnh đồng nhất với bức tranh tâm trạng.

3. Kết bài

- Khái quát lại nội dung ý nghĩa của bốn câu thơ: thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.


Bài Văn mẫu Cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2

Cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2 | 900 bài Văn mẫu 11 hay nhất (ảnh 2)

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

(Ca dao)

    Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

     Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

    Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian. Ở bài thơ “Tự tình I”, chúng ta cũng đã bắt gặp cảm thức về thời gian: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”. Từ “văng vẳng” được sử dụng để diễn tả rõ sự não nề, lo lắng trong tâm trạng. Đối với Hồ Xuân Hương, cảm nhận về bước đi của thời gian chính là sự rối bời trong tâm trạng.

    Trong thời gian nghệ thuật đó, nữ sĩ cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Xét về sắc thái ngữ nghĩa, “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp từ “trơ” với sắc thái tương tự khi Nguyễn Du viết về nàng Kiều: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du). Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ ý thức về duyên phận mà còn trực diện mỉa mai một cách thâm thúy và cay đắng. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ. Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

    Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát: càng cuốn mình trong men say càng tỉnh táo nhận ra bi kịch của bản thân. Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ. Người xưa từng nói về mối quan hệ biện chứng giữa bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm trạng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Còn với nữ sĩ, lúc này đây, ngoại cảnh và tâm cảnh đã hòa làm một. Hình ảnh “vầng trăng” ở trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn. Điều này xuất phát từ bi kịch tình duyên của nữ sĩ: tình yêu tuổi thanh xuân không có kết quả, phải chấp nhận hai lần làm lẽ và cả hai lần đều góa bụa.

    Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

(Ca dao)

      Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

        Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

         Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian. Ở bài thơ “Tự tình I”, chúng ta cũng đã bắt gặp cảm thức về thời gian: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”. Từ “văng vẳng” được sử dụng để diễn tả rõ sự não nề, lo lắng trong tâm trạng. Đối với Hồ Xuân Hương, cảm nhận về bước đi của thời gian chính là sự rối bời trong tâm trạng. Trong thời gian nghệ thuật đó, nữ sĩ cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Xét về sắc thái ngữ nghĩa, “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp từ “trơ” với sắc thái tương tự khi Nguyễn Du viết về nàng Kiều: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du). Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ ý thức về duyên phận mà còn trực diện mỉa mai một cách thâm thúy và cay đắng. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

        Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

        Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát: càng cuốn mình trong men say càng tỉnh táo nhận ra bi kịch của bản thân. Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ. Người xưa từng nói về mối quan hệ biện chứng giữa bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm trạng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Còn với nữ sĩ, lúc này đây, ngoại cảnh và tâm cảnh đã hòa làm một. Hình ảnh “vầng trăng” ở trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn. Điều này xuất phát từ bi kịch tình duyên của nữ sĩ: tình yêu tuổi thanh xuân không có kết quả, phải chấp nhận hai lần làm lẽ và cả hai lần đều góa bụa.

       Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

Tham khảo: Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

.../...

Từ dàn ý Cảm nhận về 4 câu đầu bài Tự tình 2Top loigiai đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021