logo

Phân tích Giá không có ruồi

“Giá không có ruồi” là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Azit Nexin, người Thổ Nhĩ Kỳ. Câu chuyện kể về một anh chàng cứ trì hoãn công việc đổ lỗi cho hoàn cảnh diễn ra không thuận lợi và thu hút. Kể cả đến cuối cùng thì những con ruồi lại trở thành mối cản trở giấc mơ trở thành nhà văn của anh ta. Dưới đây là bài văn phân tích Giá không có ruồi, mời các bạn tham khảo nhé!


Dàn ý phân tích Giá không có ruồi

a, Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

b, Thân bài

- Phân tích nội dung câu chuyện: truyện kể về một chàng trai viện cớ điều kiện không thuận lợi để trì hoãn ước mơ của mình.

- Điều nực cười rằng đến cuối cùng những con ruồi lại là thứ cản trở một “nhà văn xuất sắc”.

c, Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và thủ pháp nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích Giá không có ruồi

Phân tích Giá không có ruồi

      Chắc hẳn cái tên Azit nexin không còn xa lạ với độc giả Việt Nam và Thế giới. Ông là một nhà văn nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ với các tác phẩm mang tính hài hước nhưng lại châm biếm và phê phán những câu chuyện muôn màu của cuộc sống. “Giá không có ruồi” là tác phẩm nổi bật của nhà văn viết về một chàng trai trong quá trình theo đuổi ước mơ của mình.

       Mở đầu tác phẩm, nhà văn kể về một anh chàng lên 10 tuổi đang trên con đường thực hiện ước mơ. Anh ta ước mơ rằng mình học giỏi nhưng lại không biết tự cố gắng mà đổi lỗi cho hoàn cảnh rằng: “Nếu tôi cũng được như những đứa trẻ khác... thì xem tôi học giỏi không nào! Đây tôi lại chẳng có gì cả! Thế thì làm sao mà học giỏi được!”. Thế nhưng, mặc dù hẳn đã có đủ điều kiện để sẵn sàng học vào năm 13 tuổi nhưng nó lại tiếp tục thói cũ: “Nhà cửa thì chật chội,...Giá tôi được một cái buồn, một tủ sách và bàn học riêng xem! Tôi không học giỏi bằng mấy chúng nó ấy à!” Đến đây ta thấy thật nực cười trong khi cậu ta chỉ cần cố gắng tập trung vào việc học thì mọi thứ xung quanh khó mà làm ảnh hưởng đến sự quyết tâm của bản thân mình. Phải chăng cậu ta đang bị áp lực về điều kiện chi phối? Liệu rằng tiếp theo khi cậu ta có đủ điều kiện, thì cậu ta có quyết tâm thực hiện chứ?

      Nhà văn đã dẫn dắt người đọc thấy được những câu chuyện đời thường đôi khi lại vô lí, buồn cười đến lạ. Đó là khi vào năm 18 tuổi, cậu ta có hẳn cái phong riêng mà vẫn càu nhàu: “Học giỏi thế quái nào được khi trong túi chẳng có nổi lấy mười lia”. Quả thật với cậu ta, chưa bao giờ là đủ. Kể cả khi trong túi đã có ít nhất 13 lia năm hai mươi tuổi thì cậu ta vẫn than thở: “Mong sao học chóng xong để ra đi làm! Tốt nghiệp đại học rồi tôi sẽ làm việc cật lực cho mà xem...!”, lúc này hắn còn có cả ước mơ bắt đầu nung náu: “Tôi sẽ bắt đầu viết truyện...À không! Viết hẳn tiểu thuyết ấy chứ!” Đọc đến ta phải phì cười vì một con người chục năm rồi không thực hiện được việc học nghiêm túc mà còn mơ trở thành một tiểu thuyết gia, thật tò mò muốn xem cậu ta thay đổi như thế nào để thực hiện hoài bão của mình.
Quả nhiên, sự thật khiến phần lớn người đọc đoán được nhưng lại càng thêm bi hài. Đến năm hai tám tuổi, cậu ta vẫn tiếp tục than vãn, đổ thừa cho điều kiện để che đậy đi thói lười nhác của cậu ta: “Điều kiện thiếu thốn thế thì sáng tác thế quái nào được!...Giá ôi có một chiếc máy thu thanh thì hay biết chừng nào!” Rồi khi hai chín tuổi hắn đã có cả nhà hai buồng và phòng thu thanh nhưng tác phẩm mà hắn ấp ủ vẫn dậm chân tại chỗ”. Hắn lại ước ao rằng: “Phải có một người nào mà vì học ta sẵn sàng làm việc quên ăn quên ngủ chứ!...Ôi tình yêu của ta! Người ở đâu?

      Năm 30 tuổi khi cậu ta gặp được người mình yêu và người ấy cũng yêu mình nên cậu phải tận hưởng tình yêu này đã. Năm 32 tuổi, cậu ta quyết định phải lấy vợ để có cảm hứng sáng tác. Ấy thế mà suy đi tính lại một hồi, cậu tự nhủ: “Khi cuộc sống hôn nhân ổn định, mình sẽ dồn tâm sức để sáng tác”. Cứ tiếp tục như thế, cho đến năm 36 tuổi, rồi 38 tuổi, 40 tuổi, cuối cùng 42 tuổi cậu ta vẫn chưa động bút vào tác phẩm của mình trong khi đã có nhà rộng, điều kiện tiện nghi, sang trọng. Cao trào khiến ta không khỏi bật cười là cậu ta lúc này lại đổ lỗi cho một loài côn trùng vô chi, vô giác, chính là loài ruồi: “Ruồi nhiều quá! Ruồi không còn làm ăn gì được nữa!...Ôi, giá mà không có ruồi!”

      Nhà văn Azit Nexin đã xây dựng cốt truyện giản dị nhưng đầy xung đột của nội tâm nhân vật. Với biện pháp thủ thuật tài tình trong từng câu chữ, ông đã  cho chúng ta thấy được hiện thực về tính cách rụt rè, e ngại trước khó khăn đáng lên án. Ta có thể thấy, ông gửi gắm sự bất mãn trong tác phẩm nhưng lại khiến trong lòng người đọng đọc lại một hy vọng rằng một ngày khi loài ruồi bị tiêu diệt thì có thể thưởng thức được một tác phẩm vĩ đại bởi chí ít cậu ta cũng đã hành động để có được những điều kiện lí tưởng cho cuộc sống.

----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Giá không có ruồi. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 17/02/2023 - Cập nhật : 19/02/2023