logo

Phân tích Minh sư

Tiểu thuyết “Minh sư” của Thái Bá Lợi có thể đánh già là một tác phẩm chói lọi trong kho tàng văn học dân tộc. Đây là tác phẩm có giá trị để đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói trên. Dưới đây là bài văn phân tích Minh sư giúp các bạn thấy được những đặc sắc nghệ thuật của truyện lịch sử được thể hiện trong văn bản, qua đó có được cái nhìn đa chiều về Nguyễn Hoàng - nhân vật lịch sử gắn liền với sự nghiệp xây dựng đất nước.


Dàn ý phân tích Minh Sư

a, Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

b, Thân bài

- Phân tích câu chuyện xoay quanh cuộc đời Nguyễn Hoàng – Đoan Quốc Công.

- Lí giải hoàn cảnh và ý nghĩa xuất hiện của “minh sư”

c, Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

phân tích Minh sư

Bài văn phân tích Minh sư

      Nhà văn Thái Bá Lợi nổi tiếng với các sáng tác theo phong cách truyền thống với ca từ mới mẻ, lột tả hiện thực rõ nét về chiến tranh. “Minh sư” là tiểu thuyết được ông sáng tác trong suốt 5 năm (2004-2009). Tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hoàng - Đoan Quốc Công trong nhận thức của ông khi đọc kinh Phật.

      Nhà văn bắt đầu từ câu chuyện của Đoan Quốc Công thời mở rộng giang sơn bờ cõi. Khi ấy ông gần tám mươi tuổi nhưng vẫn giữ một khí thế hiên ngang, chỉ “nằm cáng hai lần còn thì ngồi trên lưng ngựa”. Trải qua bao nắng gió thao trường, cho đến một hôm trăng thanh, ông có dịp ngồi bên bếp lửa hồi tưởng về những con người đã cùng ông chiến đấu vào sinh ra tử suốt mấy chục năm qua, đến nay lại không còn đủ mặt nữa. Khi ông lắng nghe câu chuyện của hai người lính nói về cuộc đời của mình,một người thì hết lòng ca ngợi ông, một người lại cho rằng ông sợ bị ám sát bởi Trịnh kiểm nên mới tìm đường trốn vào Thuận Hóa. Ông lẳng lặng đi thụt lùi về sau để không bị phát hiện nhưng một mảnh rêu đã làm ông ngã sõng soài trước sự ngạc nhiên sửng sốt của hai tên lính. Tưởng chừng tội này khó dung thứ nhưng ông lại nhìn họ với ánh mắt đôn hậu. Ông thủ thỉ rằng: “Các anh đã nhắc ta biết một sự thật mà ta có thể quên thì đó là minh sư của ta”. Từ “minh sư” đã được xuất hiện khi Nguyễn Hoàng nghe được câu chuyện của hai người lính. Trong tư tưởng của tác giả về “Minh sư” ông định nghĩa rằng: “Minh sư là bất kể ai dám “phản biện” chúa Nguyễn Hoàng”. “Minh sư” trong tác phẩm còn được ông diễn tả với ý nghĩa rộng hơn không phải chỉ gồm những người thân quen, người nói thuận lòng ta mà còn gồm cả những người xa lạ, kẻ thù hay những người nói phật ý ta,... tất cả họ đều là những bậc thầy của ta và ta phải tri ân họ vì họ giúp ta mở mang nhiều điều.

      Qua hình tượng “Minh sư” trên cơ sở nhận thức về Phật và sự nhận biết đó theo tác giả đến khi nhấc bút viết nên cuốn sách “Nguyễn Hoàng – người để lại dấu ấn mạnh mẽ trong suy tư của tôi” Đoạn trích trong tác phẩm “Minh sư” trên đem lại cho ta cái nhìn rõ nét về một “minh sư” vừa là thực thể, vừa là nhận biết, một “minh sư” là bậc thầy của bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào. Với “Minh sư”, Thái Bá Lợi đã khẳng định một phong cách, qua đó thấy được tình yêu cao đẹp của ông với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

-----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Minh sư. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 17/02/2023 - Cập nhật : 23/02/2023