logo

Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức, thực tiễn, anh/ chị đã vận dụng như thế nào?

icon_facebook

Đáp án cho câu hỏi Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức, thực tiễn, anh/ chị đã vận dụng như thế nào chính xác, dễ hiểu nhất. 

Câu hỏi: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức, thực tiễn, anh /chị đã vận dụng như thế nào? (Chỉ ra cơ sở lý luận không phân tích nội dung)

Trả lời:

a/ Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

* Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.

Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quá sự tồn tại , vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Nó được nhận thức trong các cặp phạm trù (mặt đối lập- mặt đối lập; chất-lượng; cái cũ-cái mới; cái riêng-cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung-hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng- hiện thực.

* Cơ sở lý luận:

Mối liên hệ và Miên hệ phổ biến:

- Mối liên hệ là sự tác động ràng buộc, thâm nhập… lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) mà trong đó sự thay đổi của cái này mà tất yếu kéo theo sự thay đổi của các kia. Đối lập với mối liên hệ là sự khác biệt. Sự tách biệt cũng là sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng hay quá trình nhưng sự thay đổi của cái này sẽ ko tất yếu kéo theo sự thay đổi của cái kia. Do vậy mà vạn vật trong thế giới đều luôn tác động lẫn nhau, nhưng có một số tác động dẫn đến sự thay đổi, tức còn nằm trong trạng thái ổn định. Vạn vật vừa tách biệt vừa liên hệ, vừa là nó vừa không là nó. Thế giới vật chất là một hệ thống thống nhất mọi yếu tố, bộ phận của nó. Chính nhờ sự thống nhất vật chất mà vạn vật luôn tác động qua lại lẫn nhau.

Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức, thực tiễn, anh/ chị đã vận dụng như thế nào?

+ Mối liên hệ mang tính khách quan, tính phổ biến.

+ Mối liên hệ mang tính đa dạng. Nó có thể được chia ra thành: MLH bên trong và MLH bên ngoài; MLH trong tự nhiên, MLH trong xã hội và MLH trong tư duy; MLH riêng, MLH chung và MLH phổ biến;… Vai trò các MLH khác nhau là ko giống nhau.

- MLH phổ biến là MLH giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.

+ MLH phổ biến cũng mang tính khách quan và bổ biến. Nó chi phối tổng quát sự tồn tại, vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

+ MLH phổ biến được nhận thức trong các (cặp) phạm trù biện chứng như MLH giữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất - lượng; cái cũ – cái mới; cái riêng – cái chung; nguyên nhân

- Kết quả; nội dung – hình thức; bản chất - hiện tượng; tất nhiên - ngẫu nhiên; khả năng - hiện thực.

Nội dung nguyên lý:

- Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong muôn
vàn MLH ràng buộc lẫn nhau. MLH tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.

- Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của chúng có những MLH phổ biến. MLH phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.

b/ Những yêu cầu về Phương pháp luận:

- Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

+ Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt.

+ Phân loại để xác định quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối liên hệ nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên.

+ Dựa trên các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) bên trong đế lý giải các MLH, quan hệ còn lại. Qua đó, xây dựng hình ảnh về SV như sự thống nhất các MLH; phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật (bản chất) của nó.

- Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:

+ Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) chi phối SV.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi những MLH, đặc biệt là những MLH bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…

+ Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung để phát huy / hạn chế sự tác động của chúng, lái SV theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.

c/ Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:

→ Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tác toàn diện sẽ khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, ...trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.

+ Chủ nghĩa phiến diện:  là cách xem xét chỉ thấy ở một mặt, một mối quan hệ, một tính chất hay từ một phương diện nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhiều tính chất của sự vật.

+ Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhưng không rút ra được bản chất, mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện

+ Chủ nghĩa ngụy biện: 

Cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.

- Trong đời sống XH, nguyên tắc toàn diện có vai trò cục kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản và lợi ích ko cơ bản.

icon-date
Xuất bản : 27/07/2022 - Cập nhật : 27/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads