logo

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên

icon_facebook

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm có lẽ là người sinh ra để dành cho thi ca. Ông đã thành công khi miêu tả cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên một cách đặc sắc 


Dàn ý Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên


Mẫu số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả.

- Khái quát về tác phẩm

2. Thân bài

2.1 Khái quát về cấu tứ

- Xét trong quá trình sáng tác, là hoạt động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật.

- Xét như một thành quả sáng tạo, cấu tứ là sự cắt nghĩa, lí giải khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm. 

- Cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. 

- Khi đi tìm cấu tứ của một bài thơ, chúng ta có thể xem xét đến các yếu tố như hình tượng trung tâm của bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ và hình ảnh trong thơ.

2.2 Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ

- Hình tượng trung tâm: nhân vật trữ tình “anh”

- Mạch cảm xúc: sự hoài niệm về quãng thời gian học sinh đã qua. Nỗi nhớ ngày càng tăng dần về những kỉ niệm thời học trò với bạn bè, thầy cô, cảm giác bồi hồi, bâng khuâng khi nhớ về những rung động đầu đời, sự nuối tiếc về quãng thời gian tươi đẹp đã qua.

+ Hai khổ thơ đầu: Hồi tưởng về tuổi thơ

+ Bốn khổ thơ tiếp: Nỗi nhớ về bạn bè và thầy cô ngày xưa

+ Hai khổ cuối: Sự tiếc nuối về quãng thời gian tươi đẹp đã qua.

2.3 Đánh giá nghệ thuật, nội dung

- Bài thơ ngỡ như chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi và nỗi nhớ của họ (và đó là điều có thực) lại bỗng nhiên trở thành kỉ niệm đầy ắp về tuổi học trò và mái trường thân yêu. 

- Nghệ thuật tu từ: nhân hóa, điệp ngữ; ngôn từ được trau chuốt tỉ mỉ những không trở nên khô cứng mà vẫn dào dạt cảm xúc, giọng thơ tâm tình tha thiết.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của bài thơ.


Mẫu số 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Cấu tứ:

+ Vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ xuất phát từ những hình ảnh với biết bao kỉ niệm trong thời học sinh.

- Hình ảnh:

+ Kết hợp hình ảnh về tiếng thở của thời gian có thể tượng trưng cho sự trôi qua nhẹ nhàng và không dễ nhận thức.

+ Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say" tượng trưng cho sự đẹp đẽ và giản dị.

+ Hình ảnh chùm phượng hồng yêu dấu rời tay có thể tượng trưng cho sự mất mát và chia ly.

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên (ảnh 1)

+ Hình ảnh tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước có thể tượng trưng cho sự chia ly.

+ Hình ảnh lớp học, bài hát giờ đây chỉ còn là kỉ niệm.

+ Hình ảnh của thời gian trôi qua và những kỷ niệm đã trở thành một phần của quá khứ.

+ Sự rung động của người nói khi nhớ về những kỷ niệm và sự kiện trong quá khứ.

+  “Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại" đã thể hiện sự nhớ nhung và tập trung của người nói khi say xưa nhớ về những kỉ niệm cũ.

3. Kết bài

- Tóm lại vấn đề cần nghị luận.

- Đặc sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên - Mẫu số 1

Hoàng Nhuận Cầm là một trong những nhà thơ nổi bật trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thường viết về những kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi vì vậy mà rất được độc giả yêu thích, đặc biệt là học sinh, sinh viên, những lớp người trẻ tuổi. Bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” là một bài thơ rất nổi tiếng của Hoàng Nhuận Cầm vào những thập niên 70 của thế kỷ trước. Bài thơ có cấu tứ đặc sắc và những hình ảnh gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Trước hết, khái niệm cấu tứ của một bài thơ khá đa dạng. Xét trong quá trình sáng tác, là hoạt động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Nhà lý luận văn học Trung Quốc Lưu Hiệp nói về cấu tứ như sau: “Cái kì diệu của cấu tứ là làm cho tinh thần nhà văn gặp gỡ với sự vật khách quan”, “hình và ý hợp nhau”. Xét như một thành quả sáng tạo, cấu tứ là sự cắt nghĩa, lí giải khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm. Bên cạnh đó, có thể xem cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Khi đi tìm cấu tứ của một bài thơ, chúng ta có thể xem xét đến các yếu tố như hình tượng trung tâm của bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ và hình ảnh trong thơ.

Bài thơ “Chiếc lá cuối cùng” là một bài thơ được hoàn thành trong một thời gian rất dài. Theo tác giả chia sẻ, ông đã viết bài thơ này trong vòng mười năm. Ban đầu bài thơ có tên là “Trường ơi, chào nhé”, khổ thơ đầu được tác giả viết vào năm đầu tiên tác giả vào đại học, khi vừa mới bước qua “tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm”. Nhà thơ đã viết bài thơ trong suốt quãng thời gian từ lúc là sinh viên năm nhất đến khi nhập ngũ rồi hoàn thanh bài thơ sau năm 1975 khi đất nước thống nhất. Mỗi khổ thơ đều chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt của tác giả trong những khoảng thời gian nhất định khiến người đọc bồi hồi xúc động.

Hình tượng trung tâm của bài thơ là nhân vật trữ tình “anh”. Mạch cảm xúc của bài thơ là lời tự tình của một người lính trẻ vừa rời ghế nhà trường, lên đường ra trận với người yêu, cũng là một cô bạn gái cùng lớp. Mạch cảm xúc của bài thơ là nỗi nhớ tha thiết về những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi học trò và mái trường thân yêu.

Theo lời của Hoàng Nhuận Cầm, hai khổ thơ đầu được tác giả viết khá nhanh, dường như là sự ghi lại cảm xúc dào dạt, mãnh liệt trong sự tiếc nuối ngỡ ngàng:

Em thấy không tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Khổ thơ đầu được tác giả viết vào năm đầu tiên vào đại học. Những câu thơ giống như lời tâm tình của chàng trai với người của mình. Đó là sự nhớ nhung, tiếc nuối về thời học sinh đã qua đi. Nghệ thuật nhân hóa “tiếng thở của thời gian rất khẽ” diễn tả sự trôi đi nhanh chóng của thời gian. Mới ngày nào bước vào lớp một với niềm bỡ ngỡ vào lớp một thoáng chốc đã bước vào thời sinh viên. Câu thơ chứa đầy sự tiếc nuối về một thời đã qua. Những cảm xúc bồi hồi, lưu luyến khi phải chia tay những hình ảnh âm thanh quen thuộc, là màu tím của hoa súng, là cánh phượng hồng yêu dấu, là tiếng ve trong veo. Tiếng ve kết thúc mùa hè một mùa hè, nhưng cũng mở ra một mùa hè mới, và khi đó những rung động đầu đời cũng xuất hiện. Những rung động đầu đời vốn mơ hồ nên nhà thơ đã viết “có lẽ” một người cũng bắt đầu yêu chứ không phải một sự khẳng định “chắc chắn”. Hai khổ thơ đầu thông qua nhân vật trữ tình “anh”, nhà thơ đã gửi vào đó những nỗi bâng khuâng về mùa hạ của thời học sinh.

Mạch cảm xúc bài thơ tiếp tục được đẩy lên cao trước nỗi niềm nhớ thương của quá khứ êm đềm lưu luyến kỷ niệm. Bốn khổ thơ tiếp là nỗi nhớ  về 12 năm trên ghế nhà trường:

  Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
  Lời hát đầu xin hát về trường cũ
  Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
  Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm

  Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
  Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
  Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
  Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi.

Nỗi nhớ về em giống như là điểm tựa cho mọi nỗi nhớ khác. Nỗi nhớ về tình yêu đầu, những cảm xúc tinh sương của mỗi con người. Nó không đơn giản là tình yêu nam - nữ thuần túy mà còn có cả tình bạn trong đó. Những còn hơn cả tình yêu và tình  bạn, nó còn là tình người. Thứ cảm xúc khó có thể gọi tên. Không chỉ xao xuyến về những cảm xúc đầu tiên ấy, những hình ảnh về mái trường cũ vẫn mãi theo chân nhân vật trữ tình:

  “Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
  Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
  Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
  (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

  Những chuyện năm nào, những chuyện năm nào
  Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
  Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
  Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm”

Khổ thơ đã mang đến cho ta một hình ảnh là khung cảnh lớp học vui vẻ, ngây thơ. Nơi ấy có “một nàng Bạch Tuyết” – chính là cô giáo và “những chú lùn rất nghịch” là những cô cậu học sinh tinh quái, đáng yêu. Trong không gian ấy, vọng lên những tiếng cười “rộn ràng”, trong sáng của cả cô và trò, giúp xua đi bầu không khí căng thẳng của những tiết học. Qua đoạn thơ ấy, câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” càng trở nên chính xác. Tuổi học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Bài thơ dường như đã miêu tả hết những tâm trạng mỗi khi nhớ đến những ngày tháng hồn nhiên, vô tư cắp sách đến trường, được học tập, được vui chơi cùng bạn bè và thầy cô. Tuổi học trò thật trong sáng, vô giá và chứa đầy nhiều kỷ niệm.

Hai khổ thơ cuối là vẫn là tâm trạng tiếc nuối về quãng thời gian áo trắng, khăn quàng đỏ thân thương, quý giá:

  Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
  Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
  Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
  Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi?

  Em đã yêu anh, anh đã xa vời
  Cây bằng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
  Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
  Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên

“Chiếc lá buổi đầu tiên” trong những dòng thơ cuối cùng là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Nó ám chỉ khoảng thời gian tươi đẹp, đó là tình yêu đầu, tình yêu của tuổi học trò trong trắng, ngờ nghệch và đầy ước mơ. Nỗi nhớ ấy chính là sự luyến tiếc về những kỉ niệm đáng yêu của năm tháng học trò. Để rồi xung quanh đó vẫn tràn ngập những cảm xúc khó diễn tả. Đọc những vần thơ này ta như vuốt ve nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ về em – mối tình đầu không quên, và đó cũng chính là nỗi nhớ về mẹ, về trường, về lớp và về bạn bè. Để rồi bao năm tháng ấy vẫn còn in sâu trong lòng của mỗi người.

Như vậy, xuất phát từ tứ thơ chiếc lá đầu tiên - chiếc lá bàng của buổi hẹn hò đầu tiên giữa hai người, bài thơ ngỡ như chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi và nỗi nhớ của họ (và đó là điều có thực) lại bỗng nhiên trở thành kỉ niệm đầy ắp về tuổi học trò và mái trường thân yêu. Những biện pháp tu từ, ngôn từ và hình ảnh thơ bắt nguồn từ những cảm xúc mãnh liệt, từ kho từ vựng phong phú, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã tạo ra một bài thơ vô cùng tha thiết, một thơ khiến ai đã trải qua thời học sinh cũng phải xúc động, bồi hồi, xao xuyến.

“Chiếc lá đầu tiên” là một bài thơ hay, hình tượng thơ giàu sắc thái biểu cảm, bài thơ đã được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Qua ngòi bút của tác giả, kỉ niệm về thời đi học hiện lên thật sống động, đó là những kỉ niệm bên bạn bè, thầy cô, là không gian trường học thơ mộng nhưng cũng nhộn nhịp, tươi vui và đặc biệt là những rung động đầu thời trong sáng, thơ ngây của tuổi học sinh.


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên - Mẫu số 2

      Ta không thể nào quên một giọng thơ vừa nồng nàn vừa mạnh mẽ khi lột tả bản nhạc trữ tình của mình với chủ đề gắn bó cho biết bao thế hệ học sinh, sinh viên. Không ai khác đó chính là Hoàng Nhuận Cầm. Bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm đã làm nên tên tuổi nhà thơ. Ông đã thành công khi miêu tả vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh một cách đặc sắc nhất.

      Vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ xuất phát từ những hình ảnh với biết bao kỉ niệm trong thời học sinh. Nỗi nhớ về mùa hạ, những kỉ niệm đẹp bên mái trường thân yêu giờ đây chỉ còn là những hồi ức. Biết bao hình ảnh đẹp của năm tháng rực rỡ ấy đã giúp ta cảm nhận được những kỉ niệm của tuổi thơ giản dị ấy vô cùng quý báu. “Em thấy không, tất cả đã xa rồi" ám chỉ sự hiểu biết của người nói về sự thay đổi và mất mát trong cuộc sống. Đã xa rồi có thể liên quan đến quá khứ, những kí ức đã mất. Kết hợp hình ảnh về tiếng thở của thời gian có thể tượng trưng cho sự trôi qua nhẹ nhàng và không dễ nhận thức. Câu thơ cho ta cảm nhận được sự mất mát của tuổi thơ, có thể do sự biến đổi của thời gian và nhân vật trữ tình đã trưởng thành. Câu thơ “Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say" tượng trưng cho sự đẹp đẽ và giản dị. Mắt mê say có thể ám chỉ sự say mê và hồn nhiên của tuổi thơ. Khổ thơ thứ nhất đã nói về sự biến đổi của thời gian, mất mát và những kí ức quý báu. Nếu như khổ thơ thứ nhất đã cho ta cảm nhận được nỗi nhớ nhung thông qua không gin và thời gian thì những khổ thơ tiếp nói đến những hình ảnh. Hình ảnh chùm phượng hồng yêu dấu rời tay có thể tượng trưng cho sự mất mát và chia ly. Điều này có thể ám chỉ đến một thời học trò, thời gian tươi đẹp đã qua. Hình ảnh tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước có thể tượng trưng cho sự chia ly. Vì hình ảnh ve trong thời thanh xuân đẹp đẽ không còn xa lạ nữa. 

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên (ảnh 2)

Khổ thơ thứ hai này nói về sự mất mát và chia tay, nhưng cũng mang trong mình hy vọng và khởi đầu mới. Khổ thơ ba đã thể hiện cảm xúc nỗi trong lòng người nói. Sự nhớ nhung ấy không làm có thể diễn đạt được bởi nỗi nhớ của chính nhân vật trữ tình là không bao giờ đong đếm nổi. Hình ảnh lớp học, bài hát giờ đây chỉ còn là kỉ niệm. Câu thơ “Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế" đã hể hiện sự mạnh mẽ và sâu sắc của nỗi nhớ. Bài thơ cho thấy rằng nỗi nhớ không bao giờ mất đi và luôn tồn tại trong tâm trí và trái tim của người nói. Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi" thể hiện sự mong muốn và hy vọng của người nói rằng người khác cũng nhớ và quan tâm đến mình. Bài thơ này tạo ra một hình ảnh vui nhộn và sôi động của một lớp học đầy màu sắc và tình cảm. Bằng ngôn ngữ tươi sáng và hình ảnh tượng trưng để diễn đạt sự vui vẻ và sự hài lòng của những người bạn trong lớp học. Hình ảnh của thời gian trôi qua và những kỷ niệm đã trở thành một phần của quá khứ. Sự rung động của người nói khi nhớ về những kỷ niệm và sự kiện trong quá khứ. Sự thay đổi của thời gian, những đứa trẻ năm xưa ấy giờ đây đã khôn lớn, những năm tháng ấy mãi mãi sẽ không còn quay lại nữa. “Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại" đã thể hiện sự nhớ nhung và tập trung của người nói khi say xưa nhớ về những kỉ niệm cũ. Bài thơ đã thể hiện nỗi nhớ thương da diết của nhà thơ khi nhớ về những kỉ niệm bên mái trường, thầy cô và bạn bè. Qua đó, khơi gợi cho ta những hồi ức tốt đẹp của thời học sinh.

      Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận rõ rệt về những năm tháng tươi đẹp bên mái trường thân yêu. Dường như những kỉ niệm ấy sẽ mãi là một phần kí ức tươi đẹp. Để được như thế đòi hỏi tác giả đã sử dụng một cách khéo léo giữa cấu tứ và hình ảnh tạo nên một bài thơ giàu giá trị biểu cảm.

icon-date
Xuất bản : 17/01/2024 - Cập nhật : 02/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads