ĐỀ: Phân tích bài thơ “ Tổ quốc là tiếng mẹ ” của Nguyễn Việt chiến?
Tổ quốc là tiếng mẹ
Tổ quốc là cây lúa Chín vàng mùa ca dao Như dáng người thôn nữ Nghiêng vào mùa chiêm bao
Trên đỉnh rừng Vị Xuyên Phất lên trong máu đỏ Bao anh hùng không tên |
Tổ quốc là sóng mặn Trên cồn cào biển Đông Cát Hoàng Sa ghi hận Đá Trường Sa tạc lòng
Tổ quốc là tiếng trẻ Đánh vần trên non cao Qua mưa ngàn, lũ quét Mắt đỏ hoe đồng dao
Tổ quốc là câu hát Chảy bao miền sông quê Quan họ rồi ví dặm Nước non xưa vọng về
Tổ quốc là tiếng mẹ Trải bao mùa bão giông Thắp muôn ngọn lửa ấm Trên điệp trùng núi sông |
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Việt Chiến viết về nhiều đề tài: từ thiên nhiên đến tình yêu, từ quê hương tới chiến tranh, người lính, thân phận con người…nhưng lĩnh vực nào cũng đầy cảm xúc mới lạ, độc đáo. Trong đó, thành công hơn cả là đề tài biển đảo và Tổ quốc.
+ Thơ viết về biển đảo và tình yêu Tổ quốc của ông tràn đầy tình yêu thương, trìu mến với ngôn ngữ giản dị, trong trẻo, phù hợp với tình cảm sâu đậm.
+ Nhà thơ từng tâm sự: Bài thơ "Tổ quốc là tiếng mẹ” là bài thơ 5 chữ, tôi viết trong một tâm sự rất lớn đối với Tổ quốc Việt Nam”. In trong tập “ Tổ quốc nhìn từ biển” ( Năm 2015), bài thơ là tiếng lòng của những con dân đất Việt dành cho bà mẹ vĩ đại: Tổ Quốc!
2. Phân tích
a. Phân tích nội dung đặc sắc của tác phẩm
Bài thơ “ Tổ quốc là tiếng mẹ” của Nguyễn Việt Chiến là những suy ngẫm về hình tượng Tổ quốc thiêng liêng, cao đẹp.
- Hình tượng Tổ quốc là tượng đài cao đẹp nhất có cả chiều rộng của thời đại cả chiều sâu yêu nước, cả chiều cao của một đất nước từ trong vũng bùn nô lệ đã hiên ngang đứng dậy thắng quân thù. Anh hùng, dũng cảm vô song nhưng vẫn nhân ái, thiết tha; nhiều đau thương nhưng tươi đẹp, rạng ngời.
- Hình ảnh Tổ quốc trong bài thơ “Tổ quốc là tiếng mẹ” được Nguyễn Việt Chiến gắn với tiếng mẹ ngàn đời.Tổ quốc rộng dài trong cả không gian lẫn thời gian, rộng dài trong tình yêu vô biên của mỗi con người đối với Tổ quốc thân yêu.
- Nguyễn Việt Chiến đã nói hộ chúng ta về tình yêu Tổ quốc. Và ông đã cắt nghĩa cội nguồn ấy bắt nguồn từ hình ảnh mẹ thân thương, chịu thương chịu khó rồi mở rộng ra là hình ảnh con người, miền quê, nét văn hoá và những trang sử oai hùng của dân tộc.
+ Nhà thơ ví “ Tổ quốc là tiếng mẹ” gợi sự gần gũi hơn bao giờ hết bởi mẹ đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi nấng những người con của mình qua bao nhiêu gian lao vất vả trong cuộc đời. ..
Tổ quốc là tiếng mẹ
………………..
Nuôi lớn ta thành người
+Nhưng cái độc đáo hơn là ở chỗ, nhà thơ gợi nhắc chúng ta về bao người con đã ngã xuống, để có ngày hôm nay, họ đã hi sinh cho mùa xuân dân tộc:
Tổ quốc là mây trắng
…………………………….
Cho quê hương mãi còn.
+ Nhà thơ cảm nhận được những giông bão rình rập, những mất mát đau thương, những hiểm họa khôn lường đến với Tổ quốc và ông đã thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng một thứ tình cảm máu thịt:
"Tổ quốc là ngọn gió
…………………
Bao anh hùng không tên".
+ Tổ quốc không còn là dải đất, hình hài sông núi mà đã thành máu thịt, gắn liền với mỗi người con đặc biệt là những “ anh hùng không tên”. Họ đã hoá thân vào non sông Tổ quốc ngàn đời. Máu xương của họ đã hoà vào dải đất, hoà vào ngọn gió, cánh rừng để rồi họ mãi trường tồn cùng Tổ quốc dấu yêu.
- Tổ quốc trong thơ Nguyễn VIệt Chiến gắn với mọi miền đất nước, trải dài theo dải đất hình chữ S thân yêu, lặn vào trong từng ngọn lúa, nhành hoa. Tổ quốc thân thương, gần gũi biết bao và cũng mềm mại, uyển chuyển biết bao khi:
Tổ quốc là cây lúa
………….
Nghiêng vào mùa chiêm bao
- Ở một trạng thái khác, nhà thơ lại tạc nên một bức tượng hình Tổ quốc với những nét hào phóng quyến rũ, với ngút ngàn tươi sắc hình hài đất nước rộng lớn và cũng là ý chí sắt đá “ghi lòng tạc dạ” của bao người con đất Việt quyết giữ gìn bờ cõi, giữ gìn biển đảo quê hương:
Tổ quốc là sóng mặn
…………………..
Đá Hoàng Sa tạc lòng".
- Thơ viết về đất nước của Nguyễn Việt Chiến bên cạnh giọng thơ cuộn chảy, hào sảng, giàu tính thế sự vẫn có những nốt trầm sâu thẳm, những trầm tư, nghĩ ngợi, những thao thiết lòng mình:
Tổ quốc là tiếng trẻ
………………..
Mắt đỏ hoe đồng bào
-Tổ Quốc Việt Nam thân yêu muôn đời trường tồn còn ngân vang khúc hát trẻ thơ, ngân vang câu hát chảy trong tâm thức muôn người, chảy trong mạch nguồn văn hoá từ ngàn xưa, trong câu quan họ ngọt ngào, câu ví dặm tha thiết. Câu hát đã ngân lên từ trái tim nhạy cảm, đồng vọng thiết tha, như muốn reo ca, hoà vào dòng chảy bất tận của những dòng sông, trải dài khắp mọi miền đất nước. Âm hưởng bài thơ bay xa, ngân vọng lại cho đến hôm nay và mãi mãi. Bởi đó không còn là thơ nữa, mà đó là nhịp xốn xang, huyết mạch của cuộc đời bất tận:
Tổ quốc là câu hát
…………………….
Nước non xưa vọng về
- “Tổ quốc là tiếng mẹ” là một trong những bài thơ thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà thơ về Tổ quốc. Tổ quốc là người mẹ vĩ đại đã trải bao khó khăn gian khổ, gian lao vất vả nhọc nhằn, trải qua bao giông bão trong cuộc đời để nuôi ta khôn lớn thành người. Vì thế Tổ quốc thật thiêng liêng và vô cùng vĩ đại:
Tổ quốc là tiếng mẹ
……………..
Trên điệp trùng núi sông...
-> “Tổ quốc là tiếng mẹ” của Nguyễn Việt Chiến đã gửi gắm bạn đọc bức thông điệp sâu sắc về tình yêu Tổ quốc và tiếng mẹ ngàn đời. Tình yêu Tổ quốc là thứ tình cảm máu thịt - một tình yêu lớn, bao trùm mọi không gian, thời gian, bao trùm lên tất thảy từng tấc đất, từng vùng miền, từng con người…
b. Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
Ngôn ngữ giản dị, chắt lọc, mạch thơ lúc hào hùng, sôi nổi khi trầm lắng ưu tư, có lúc lại dịu dàng, uyển chuyển; Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ được sử dụng linh hoạt…Tất cả đã tạo nên thi phẩm đẹp, có sức sống dạt dào trong lòng bạn đọc.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ, nêu cảm xúc của cá nhân hoặc bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.
Nhà thơ Chế Lan Viên từng bộc bạch lòng mình khi viết về tình yêu Tổ quốc:
"Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông".
Tổ quốc là bà mẹ lớn nhất của chúng ta. Tổ quốc cũng là đề tài lớn nhất trong thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Và hình tượng Tổ quốc là tượng đài cao đẹp nhất có cả chiều rộng của thời đại cả chiều sâu yêu nước, cả chiều cao của một đất nước từ trong vũng bùn nô lệ đã hiên ngang đứng dậy thắng quân thù. Anh hùng, dũng cảm vô song nhưng vẫn nhân ái thiết tha; nhiều đau thương nhưng tươi đẹp, rạng ngời. Điều đó được thể hiện sâu sắc dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Việt Chiến trong bài thơ “ Tổ quốc là tiếng mẹ”.
Đề tài thơ Nguyễn Việt Chiến rất đa dạng, rộng mở, từ thiên nhiên đến tình yêu, từ quê hương tới chiến tranh, người lính, thân phận con người…nhưng lĩnh vực nào cũng đầy cảm xúc mới lạ, độc đáo. Trong đó, thành công hơn cả là đề tài biển đảo và Tổ quốc. Thơ viết về biển đảo và tình yêu Tổ quốc của ông tràn đầy tình yêu thương, trìu mến với ngôn ngữ giản dị, trong trẻo, phù hợp với tình cảm sâu đậm của con người. Nhà thơ từng tâm sự: “Bài thơ "Tổ quốc là tiếng mẹ” là bài thơ 5 chữ, tôi viết trong một tâm sự rất lớn đối với Tổ quốc Việt Nam”. In trong tập “ Tổ quốc nhìn từ biển” ( Năm 2015), bài thơ là tiếng lòng của những con dân đất Việt dành cho bà mẹ vĩ đại: Tổ Quốc!
Hình ảnh Tổ quốc trong bài thơ “Tổ quốc là tiếng mẹ” được Nguyễn Việt Chiến gắn với tiếng mẹ ngàn đời, khiến cảm nhận về Tổ quốc của ông khác với các nhà thơ khác khi viết về đề tài này. Cấu tứ của bài thơ làm nền cho cảm xúc thăng hoa, âm hưởng thơ nhẹ nhàng, êm ái. Tổ quốc vì thế mà rộng dài trong cả không gian lẫn thời gian, rộng dài trong tình yêu vô biên của mỗi con người đối với Tổ quốc. Nguyễn Việt Chiến đã nói hộ chúng ta về tình yêu Tổ quốc. Và ông đã cắt nghĩa cội nguồn ấy bắt nguồn từ hình ảnh mẹ thân thương, chịu thương chịu khó rồi mở rộng ra là hình ảnh con người, miền quê, nét văn hoá và những trang sử oai hùng của dân tộc. Mạch thơ dào dạt cuộn chảy, yêu thương, lời thơ hàm súc, ngôn ngữ chắt lọc:
Tổ quốc là tiếng mẹ
Ru ta từ trong nôi
Qua nhọc nhằn năm tháng
Nuôi lớn ta thành người
Nhà thơ ví “ Tổ quốc là tiếng mẹ” gợi sự gần gũi hơn bao giờ hết bởi mẹ đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi nấng những người con của mình qua bao nhiêu gian lao vất vả trong cuộc đời. Còn gì thân thương, trìu mến hơn, ấm áp hơn tình mẹ dành cho con! Tiếng mẹ ngọt ngào ru ta từ khi còn nằm nôi, tiếng ru đã ôm ấp ru vỗ đời ta, để ta lớn khôn, trưởng thành và Tổ quốc chính là người mẹ vĩ đại ấy.
Nhưng cái độc đáo hơn là ở chỗ, nhà thơ gợi nhắc chúng ta về bao người con đã ngã xuống, để có ngày hôm nay, họ đã hi sinh cho mùa xuân dân tộc:
Tổ quốc là mây trắng
Trên ngút ngàn Trường Sơn
Bao người con ngã xuống
Cho quê hương mãi còn.
Nhà thơ cảm nhận được những giông bão rình rập, những mất mát đau thương, những hiểm họa khôn lường đến với Tổ quốc và ông đã thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng một thứ tình cảm máu thịt:
"Tổ quốc là ngọn gió
Trên đỉnh rừng Vị Xuyên
Phất lên trong máu đỏ
Bao anh hùng không tên".
Có thể nói, trong trái tim thi sĩ luôn thường trực một tình yêu Tổ quốc như là một điểm tựa tinh thần, một niềm kiêu hãnh. Lúc này, Tổ quốc không còn là dải đất, hình hài sông núi mà đã thành máu thịt, gắn liền với mỗi người con đặc biệt là những “ anh hùng không tên”. Họ đã hoá thân vào non sông Tổ quốc ngàn đời. Máu xương của họ đã hoà vào dải đất, hoà vào ngọn gió, cánh rừng để rồi họ mãi trường tồn cùng Tổ quốc dấu yêu.
Tổ quốc trong thơ Nguyễn VIệt Chiến gắn với mọi miền đất nước, trải dài theo dải đất hình chữ S thân yêu, lặn vào trong từng ngọn lúa, nhành hoa. Tổ quốc thân thương, gần gũi biết bao và cũng mềm mại, uyển chuyển biết bao khi “ Tổ quốc là cây lúa”, Tự ngàn đời nay, hình ảnh cây lúa là biểu tượng, là sức sống của vùng đất Việt nên Tổ quốc vì thế cũng dịu dàng, mênh mang, mở ra một bát ngát của đồng quê thôn Việt, bát ngát của những mùa màng ấm no; bát ngát của một bức tranh phong cảnh thiên nhiên quấn quýt với con người như tuôn chảy, khơi nguồn dòng suối ca dao, cổ tích:
Tổ quốc là cây lúa
Chín vàng mùa ca dao
Như dáng người thôn nữ
Nghiêng vào mùa chiêm bao
Ở một trạng thái khác, nhà thơ lại tạc nên một bức tượng hình Tổ quốc với những nét hào phóng quyến rũ, với ngút ngàn tươi sắc hình hài đất nước rộng lớn và cũng là ý chí sắt đá “ghi lòng tạc dạ” của bao người con đất Việt quyết giữ gìn bờ cõi, giữ gìn biển đảo quê hương:
Tổ quốc là sóng mặn
Trên cồn cào biển Đông
Cát Hoàng Sa ghi nhận
Đá Hoàng Sa tạc lòng".
Đọc những câu thơ hào sảng khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương trong bài thơ lại gợi nhớ về giai điệu thiết tha trong lời hát "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai như một lời hiệu triệu của trái tim, của lòng yêu nước dâng trào, khi Biển Đông cuộn sóng: "Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình/ Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả/Nơi bão tố dập dờn giăng lưới bủa vây". Một vẻ đẹp như "nước" và cũng không có sức mạnh diệu kỳ nào bằng "nước". Đó cũng chính là cảm hứng nhân văn sống của dân tộc ta - một dân tộc lưng tựa dãy Trường Sơn như một dây cung nén căng, lại như một con đê trên bán đảo đối diện với Biển Đông bao sóng gió.
Thơ viết về đất nước của Nguyễn Việt Chiến bên cạnh giọng thơ cuộn chảy, hào sảng, giàu tính thế sự vẫn có những nốt trầm sâu thẳm, những trầm tư, nghĩ ngợi, những thao thiết lòng mình:
Tổ quốc là tiếng trẻ
Đánh vần trên non cao
Qua mưa ngàn, lũ quét
Mắt đỏ hoe đồng bào
Tổ Quốc Việt Nam thân yêu muôn đời trường tồn còn ngân vang khúc hát trẻ thơ, ngân vang câu hát chảy trong tâm thức muôn người, chảy trong mạch nguồn văn hoá từ ngàn xưa, trong câu quan họ ngọt ngào, câu ví dặm tha thiết. Câu hát đã ngân lên từ trái tim nhạy cảm, đồng vọng thiết tha, như muốn reo ca, hoà vào dòng chảy bất tận của những dòng sông, trải dài khắp mọi miền đất nước. Âm hưởng bài thơ bay xa, ngân vọng lại cho đến hôm nay và mãi mãi. Bởi đó không còn là thơ nữa, mà đó là nhịp xốn xang, huyết mạch của cuộc đời bất tận:
Tổ quốc là câu hát
Chảy bao miền sông quê
Quan họ rồi ví dặm
Nước non xưa vọng về
Nếu không có một tình yêu lớn đối với Tổ quốc thì không có một nhà thơ nào viết nổi những câu thơ lay động tâm hồn như vậy. Vì thế, bài thơ “Tổ quốc là tiếng mẹ” là một thông điệp về tình yêu Tổ quốc và tiếng mẹ ngàn đời! Có lẽ vì thế mà bài thơ đã được nhạc sĩ Văn Phượng phổ nhạc. Có thể nói, thơ và nhạc đã hòa quyện làm một, âm nhạc đã chắp cánh cho bài thơ. Nhà thơ và nhạc đã đồng cảm, đồng điệu, nét tài hoa của các nghệ sĩ đã làm cho lời thơ, lời hát có một sức sống mới kỳ diệu, được mọi người hân hoan, vui sướng đón nhận.
“Tổ quốc là tiếng mẹ” là một trong những bài thơ thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà thơ về Tổ quốc. Tổ quốc là người mẹ vĩ đại đã trải bao khó khăn gian khổ, gian lao vất vẻ nhọc nhằn, trải qua bao giông bão trong cuộc đời để nuôi ta khôn lớn thành người, Vì thế Tổ quốc thật thiêng liêng và vô cùng vĩ đại. Nguyễn Việt Chiến đã thay chúng ta nói lên niềm tự hào, kiêu hãnh chính đáng về một Tổ quốc anh hùng, về tinh thần trách nhiệm công dân cao cả đối với Tổ quốc:
Tổ quốc là tiếng mẹ ; là mọi miền đất nước, ở đâu có mẹ ở đó có Tổ quốc. “Tổ quốc là tiếng mẹ” ấm áp thắp lên trong ta bao ngọn lửa ấm nồng nên khi nghĩ về Tổ quốc lòng ta như được thắp lên ngọn lửa hồng ấm áp, được sưởi ấm, chở che. Với cảm xúc cuồn cuộn mà sâu lắng, Tổ quốc trong thơ Nguyễn Việt Chiến hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng cao đẹp. “Tổ quốc là tiếng mẹ - Tiếng mẹ là tổ quốc”. Tổ quốc – tiếng mẹ hai hình ảnh ấy cứ hoà quyện, cứ bập bùng cháy sáng trong tình yêu nồng nàn của nhà thơ. Tổ quốc là cội nguồn thiêng liêng, là sức mạnh lớn lao, là lý tưởng cao đẹp...
“Tổ quốc là tiếng mẹ” của Nguyễn Việt Chiến đã gửi gắm bạn đọc bức thông điệp sâu sắc về tình yêu Tổ quốc và tiếng mẹ ngàn đời. Tổ quốc trong mỗi chúng ta rộng dài ở cả không gian lẫn thời gian, rộng dài trong tình yêu vô biên và niềm tự hào kiêu hãnh chính đáng về một Tổ quốc anh hùng. Tình yêu Tổ quốc là thứ tình cảm máu thịt - một tình yêu lớn, bao trùm mọi không gian, thời gian, bao trùm lên tất thảy từng tấc đất, từng vùng miền, từng con người…
Bài thơ “ Tổ quốc là tiếng mẹ” của Nguyễn Việt Chiến sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Ngôn ngữ giản dị, chắt lọc, mạch thơ lúc hào hùng, sôi nổi khi trầm lắng ưu tư, có lúc lại dịu dàng, uyển chuyển; Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ được sử dụng linh hoạt…Tất cả đã tạo nên thi phẩm đẹp, có sức sống dạt dào trong lòng bạn đọc.
“Thơ ca là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Con người và thời đại trong bài thơ “ Tổ quốc là tiếng mẹ” Nguyễn Việt Chiến chính là Tổ quốc thiêng liêng mà gần gũi. Hình ảnh, vóc dáng của Tổ Quốc hiện ra thân thuộc và trường tồn mãi muôn đời!