logo

Phân tích bài Hương Sơn phong cảnh học sinh giỏi kèm dàn ý

Với lời thơ bay bổng, lai láng của Chu Mạnh Trinh chúng ta không thể không kể đến tập thơ Hương Sơn phong cảnh ca, một bài thơ về cảnh Hương Sơn đẹp đến động lòng người. Để hiểu hơn về tác phẩm Hương Sơn phong cảnh, hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua Dàn ý và phân tích bài Hương Sơn phong cảnh dưới đây!


Dàn ý phân tích bài Hương Sơn phong cảnh

Mở bài: Giới thiệu bài thơ Hương Sơn phong cảnh và tác giả Chu Mạnh Trinh.

Thân bài:

- Phân tích nội dung qua các câu thơ:

+ 4 câu thơ đầu: vẻ đẹp thơ mộng trên nền núi non hùng vĩ, khẳng định vị trí hang động đẹp nhất của Hương Sơn.

+ 12 câu tiếp: Hơi thở của nùi rừng, của muôn loài nơi đây. 

+ 4 câu thơ cuối: Vẻ đẹp kì bí của Phật giáo.

- Phân tích nghệ thuật của bài.

Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của Hương Sơn.

Phân tích bài Hương Sơn phong cảnh học sinh giỏi kèm dàn ý

Bài văn mẫu phân tích Hương Sơn phong cảnh

Từ xưa, thiên nhiên đã trở thành một đề tài vô cùng quen thuộc và dễ khai thác, được các thi sĩ sử dụng trong thơ ca. Trong mắt của họ, những cái cây, ngọn cỏ cũng toát lên vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng. Chu Mạnh Trinh cũng nằm trong số những thi nhân yêu mến vẻ đẹp của đất trời. Với lời thơ bay bổng, lai láng, những tác phẩm của Chu Mạnh Trinh đã vã nên nhiều bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến tập thơ Hương Sơn phong cảnh ca, một bài thơ về cảnh Hương Sơn đẹp đến động lòng người.

Bầu trời cảnh Bụt.

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây,

"Đệ nhất động" hỏi là đây có phải?

Bài thơ mở ra là cảnh bầu trời trong trẻo, thoáng đãng. Ta có thể nhìn được những tầng mây đang lững lờ trôi. “Cảnh Bụt” muốn nói tới những nơi thơ mộng như chốn thiên đình, có chút gì đó thần tiên, nhưng lại mang vẻ đẹp yên bình, tĩnh lặng. Ngoài bầu trời, vẻ đẹp của Hương Sơn còn được thể hiện qua những cảnh vật xung quanh. Đó là non, là nước, là mây. Những chi tiết đó vô cùng quen thuộc, nhưng lại trở nên đặc biệt trong mắt tác giả. Tác giả cũng phải bật thốt lên “ao ước bầy lâu nay” và “đệ nhất động”. Như lạc vào nơi tiên cảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn không chỉ là sự tục tằn, mà có tiên khí uốn lượn. Non nước hữu tình, nên thơ, đẹp đến mức không thể diễn tả bằng lời nói.

Trên đường lên Hương Sơn cần phải đi qua một con suối rộng lớn. Vậy nên trong cảnh tiếp theo, tác giả đứng trên tầm nhìn của mình để kể lại quá trình trên đường lên đỉnh núi. Theo thời gian, tác giả để ý đến từng chi tiết nhỏ, từ đó lại truyền vào những sức sống, tình cảm.

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,

Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh.

Nhác trông lên ai khéo họa hình,

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

Những cảnh vật như cánh rừng, khe suối bỗng như có hồn hơn ở nơi đất Phật. Chim, cá là hai loài động vật con người thường sử dụng vào mục đích phóng sinh. Tại nơi này, chúng “lững lờ”, “thỏ thẻ” biểu thị trạng thái thả lỏng. Những cảnh vật mà tác giả nhắc đến đều thể hiện sự từ bi, hướng thiện. Trong khung cảnh êm ả đó, từ xa tiếng chày kinh văng vẳng, làm cho những người khách tới giật mình. Không biết trong giấc mộng của họ có gì, nhưng khi nghe tiếng chày, mọi người dường như đều ngỡ ngàng với vẻ đẹp núi rừng. Tiếp theo đó, những danh thắng ở Hương Sơn cũng được tác giả liệt kê. Đó là sự giao hoà của thiên nhiên với những kiến trúc do con người tạo nên. Chúng bổ sung vẻ đẹp cho nhau, càng làm đậm thêm sự thiêng liêng, nghiêm trang nơi lễ bái.

Sau đó, tác giả lại một lần nữa bày tỏ sự ngạc nhiên với Đệ nhất động. Hình hài của ngọn núi được tác giả khen khéo qua câu “ai khéo hoạ hình”. Những bậc đá chẳng còn thô sơ, tác giả biến chúng trở thành những bảo vệt tuyệt luân. Người đọc lại được thấy một mặt khác vô cùng kinh diễm của thiên nhiên. Lối thang như dẫn lên trôi, có tầng mây bao quanh mơ mộng. Câu thơ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây” như muốn nói đất nước, vẻ đẹp này còn đợi ai chiêm ngưỡng?

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật

Cửa từ bi công đức biết là bao!

Càng trông phong cảnh càng yêu.

Ở đoạn cuối, chỉ với 3 câu thơ nhưng lại khiến cho người đọc cảm nhận được hết vẻ trang nghiêm, linh thiêng nơi cửa Phật. Theo từng bước chân của vị khách vãng lai, tiếng tràng hạt dần trở lên rõ ràng. Đoạn thơ đưa người đọc vào một khung cảnh đầy tiếng niệm Phật, khiến cho tâm hồn được thanh lọc. Chính trong hoàn cảnh ấy, vạn vật trong mắt con người càng trở nên có linh khí, có hồn hơn. 

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do vô cùng linh hoạt và phóng khoáng. Tác giả còn sử dụng một loạt từ tượng thanh, tượng hình gợi cảm, làm cho người đọc dễ dàng chìm đắm vào vẻ đẹp thiên nhiên. Không chỉ vậy, trong đoạn tả phong cảnh nhà thơ còn dùng nghệ thuật nhân hóa những loài động vật nhỏ. Điều này giúp những vật tưởng chừng vô tri bỗng có thêm hơi thở sự sống.

Chu Mạnh Trinh đã rất sáng tạo và tài hoa khi biến một bài tự sự trở thành một bài thơ đầy đặc sắc. Không chỉ vẽ nên khung cảnh đẹp đẽ hùng tráng, nhà thơ còn bộc lộ được niềm tự hào đối với dân tộc, đối với những nét đẹp dân gian. Con người đứng trước khung cảnh ấy tuy bé nhỏ, nhưng lại hòa hợp một cách lạ kì.

>>> Tham khảo: Phân tích bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời học sinh giỏi kèm dàn ý 

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn phân tích bài Hương Sơn phong cảnh. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

icon-date
Xuất bản : 21/10/2022 - Cập nhật : 15/08/2023