logo

Phân tích bài gò me (ngắn gọn)

Tình yêu quê hương cùng vẻ đẹp thiên nhiên, con người tại mảnh đất Gò Me đã được nhà thơ Hoàng Tố Nguyên xây dựng một cách chân thực thông qua tác phẩm Gò Me. Cùng theo chân chúng tôi tham khảo mẫu dàn ý, phân tích bài gò mẹ ngắn gọn được giới thiệu ngay sau đây. 


Dàn ý phân tích bài gò me ngắn gọn 

I. Mở bài 

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 

II. Thân bài 

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người 

+ Tác giả miêu tả bức tranh quê hương với những gì bình dị nhất

+ Quê hương được tác giả vẽ lên có cả âm thanh và ánh sáng 

- Tình yêu quê hương của tác giả 

+ Hình ảnh quê hương gắn liền với những ký ức đẹp thời thơ ấu 

+ Tình cảm yêu mến, gắn bó, đầy tự hào thông qua việc khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người vùng đất Gò Me 

III. Kết bài 

- Khẳng định lại và nêu cảm nhận về tác phẩm 


Phân tích bài gò me ngắn gọn 

Phân tích bài gò me ngắn gọn

Đến với bài thơ “Gò Me” của tác giả Hoàng Tố Nguyên, người đọc sẽ cảm nhận được rõ nét vẻ đẹp cùng tình cảm trân quý mà tác giả muốn gửi gắm tới mảnh đất Gò Me dấu yêu. Ông đã khắc họa nên vẻ đẹp thiên nhiên đầy sinh động cùng tấm lòng yêu mến chốn quê hương. 

Theo dòng hồi tưởng của một người con xa quê hương, cảnh sắc Gò Me hiện lên với đầy đủ sự bình dị và thân thuộc. Trong không gian cảnh vật đất trời rộng lớn ấy, có ngọn hải đăng soi đường cho đoàn thuyền đánh cá. Lời khẳng định “quê tôi đó” như một tiếng gọi thiết tha, tự hào về mảnh đất quê hương. 

Từng dòng thơ dạt dào như chính nỗi lòng đau đáu hướng về quê hương Gò Công mà không biết bao giờ mới có thể được trở về: 

“Quê tôi đó, mặt trông ra bể

Đốm hải đăng tắt lóe đêm đêm” 

Không gian ấy là nơi mà nhà thơ từng gắn bó trong suốt tuổi ấu thơ. Hình ảnh “đê cát đỏ cỏ viền” được hiện lên một cách đầy sinh động. Bãi cỏ triền đê - nơi có đàn ngựa kéo lên tận Gò Công: 

“Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò 

Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát

Lúa nàng - keo chói rực mặt trời

Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu

Quê tôi sớm sớm, chiều chiều

 Lao xao vườn mía

 Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ” 

Sự sống động của âm thanh leng keng từ tiếng nhạc ngựa kết hợp với âm thanh từ tiếng sáo, tiếng chim đã tạo nên một Gò Me trù phú, đầy vui tươi. Thêm vào đó với ánh sáng nhiều màu sắc đại diện cho những cung bậc của từng khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Từ ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, bừng sáng chói rực của ánh nắng mặt trời, cho đến ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Tất cả đã tạo nên một cảnh vật Gò Me hiện hữu bình yên và đầy giản dị. Đặc biệt là câu thơ: 

“Nước trong như nước mắt người tôi yêu” 

Phân tích bài gò me ngắn gọn

Khung cảnh thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh đầy tươi đẹp và bình dị. Hàng loạt những hình ảnh so sánh thật tình tứ và ý nhị đã được tác giả khéo léo thể hiện qua từng câu thơ.  Vẻ đẹp trong đôi mắt  “người tôi yêu”  khiến cho người đọc liên tưởng đến một bức tranh phong cảnh với đầy đủ sắc màu của cây cối của âm thanh. Hòa lại tạo nên một bức vẽ quê hương tươi đẹp, tuyệt vời. 

Bài thơ Gò Me là bức tranh khắc họa sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên cùng tình yêu, sự trân quý thiên nhiên của tác giả. Thông qua những vần thơ, tác giả đã giúp cho người đọc cảm nhận được tình yêu tha thiết quê hương của chính mình. Tuy đã xa rời quê hương nhưng mỗi khung cảnh vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí tác giả. Chưa một giây phút nào, ông tạm nhưng nhớ về quê hương dấu yêu của mình. 

-----------------------------------

Với bài văn mẫu tham khảo phân tích bài gò me ngắn gọn trên, mong rằng sẽ là nguồn tài liệu giúp các em học tập được tốt hơn. Theo dõi Toploigiai để khám phá thêm nhiều tài liệu học tập bổ ích nhé. Chúc các em học tập thật tốt. 

icon-date
Xuất bản : 07/02/2023 - Cập nhật : 31/07/2023