logo

Bố cục bài Gò Me SGK Ngữ văn 7 trang 120 (KNTT)

Giới thiệu Bố cục bài Gò Me SGK Ngữ văn 7 trang 120 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài Gò Me.

Bài Gò Me SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau

Bố cục

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me

+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả


1. Giới thiệu về tác giả 

Tác giả bài Gò Me

- Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

- Ông từng làm Chủ tịch Hội Học sinh mỹ thuật kháng chiến Gia Định. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng trong thời gian này ông đã có thơ đăng trên các báo.

Hoàng Tố Nguyên là tác giả của nhiều bài thơ đăng rải rác trên báo, mặc dù chưa in một tác phẩm nào… Những bài như: Vọng hướng sao rơi, Xuân về say ý nhạc… đăng trong tuyển tập thi ca Mùa giải phóng (tháng 5-1949)…

- Các truyện thơ và tập thơ của ông được ra đời liên tiếp và nổi bật, như Đổi đời (truyện thơ, năm 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, năm 1956), Đất nước (tập thơ, 1956), Gò Me (tập thơ, năm 1957), Từ nhớ đến thương (tập thơ, năm 1960), Quê chung (tập thơ, năm 1962), Gởi chiến trường chống Mỹ (năm 1966)...

- Tháng 6-1975, ông mất tại Hương Canh, Thái Bình sau một cơn bạo bệnh. 


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Gò Me thuộc thể thơ tự do

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Trong các tập thơ của Hoàng Tố Nguyên, tập thơ Gò Me của ông gồm 13 bài thơ được xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn. 

- Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả. 

- Trong tập thơ này, bài thơ Gò Me viết về quê hương của ông là đặc sắc nhất

Phương thức biểu đạt: Văn bản Gò Me có phương thức biểu đạt là biểu cảm

Tóm tắt văn bản Gò Me: Gò Me là nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – về quê hương và những con người thân thương ở vùng đất tuổi thơ của mình. Qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả, thiên nhiên Gò Me hiện lên rộng lớn, mênh mông nhưng bình dị, thân thuộc, cảnh vật trong mát, bình yên. Không những vậy, hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa đầy duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú. Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương, đây là một vùng đất giàu văn hóa dân gian, tác giả nhắc tới hai lần như một sự khẳng định, với niềm tự hào và tình yêu vô bờ bến.

Bố cục bài Gò Me SGK Ngữ văn 7 trang 120 (KNTT)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm

Nội dung chính 

Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.

Bố cục

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me

+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

Bài thơ Gò Me thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương miền Nam thân thương và anh dũng của tác giả. Hình ảnh quê hương Gò Me xuất hiện như làn gió mát trong khung cảnh oi bức. Người đọc miền Bắc lần đầu biết đến một nhà thơ Nam Bộ, với người, với tình, với cảnh và giọng thơ Nam Bộ thứ thiệt hồn hậu, chất phác.

Giá trị nghệ thuật 

- Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi.

- Lời thơ như ngân lên thành lời ca.

- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK và trả lời các câu hỏi

1. Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?

2. Hãy liệt kê những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ. Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?

3. Hãy nêu cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.

4. Theo em, vì sao tác giả lại viết: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương?

5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn gió / Thổi giữa trời quê hương.

Lời giải

1. Dòng thơ xuất hiện như đang giới thiệu về mảnh đất này, gợi mời cô gái cũng như mọi người về thăm. Qua đó tác giả cũng cho thấy lòng yêu quê hương, tự hào.

2. - Đại từ xưng hô được sử dụng: Em, Ta

- Ý nghĩa: 

+ Em: cách xưng hô trang trọng, thể hiển sự kính trọng

+ Ta: cách xưng hô như đại diện cho một sự lớn lao, trong một cái nhỏ bé.

3. “Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc. Giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở. Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu.

4. Bởi phải có tình yêu chúng ta mới có thể hi sinh một cái gì lớn lao, và muốn bảo vệ nó. Cũng như vậy hai cấu thơ đang nói muốn bảo vệ được đất nước đầu tiên ta phải có một lòng nồng nàn yêu nước. Như ông cha ta xưa, để có một đát nước hoà bình như bây giờ, ông cha ta đã hi sinh và cố gắng giành lại chiến thắng cho dân tộc.

5. - Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

Ôi cơn mưa quê hương

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người – biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)

1. Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi / Mấy năm trời xa cách / Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi / Nghe tiếng trời gầm xa lắc.../ Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?

2. Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ: Ôi cơn mưa quê hương /Đã ru hát hồn ta thuở bé, / Đã thẩm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

3. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào? 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:

Ta yêu quả như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người – biết mấy yêu thương.

5. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương, Em hãy liệt kê những từ ngữ đó.

Lời giải

1. Em hình dung về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa: Không gian hẹp, thời gian trong đêm, tâm trạng của tác giả: buồn, nhớ quê, nhớ nội.

2. Đoạn thơ đã cho người đọc thấy được tình cảm sâu sắc, chân thành mà da diết của tác giả dành cho quê hương. Đó là nỗi nhớ quê hương dạt dào. Hình ảnh quê hương hiện về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình. Tác giả nhớ về quê hương với " những dãy bưởi, những hàng khế ngọt", với " nhãn đầu mùa" với những đồ ăn dân dã " canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung". Và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tần tảo sơm hôm với tình yêu thương con sâu sắc. Mẹ là người ân cần. chăm sóc con khi con bị thương, lo lắng cho con hết thảy, mẹ vừa là mẹ vừa là cha. Bất cứ nơi nào có mẹ, đó chính là quê hương gần gũi nhất.

3.Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội.

4. - Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: Làm câu thơ trở lên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.

5. Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương: Xa lắc, chớm hé, thân thiết, thấm nặng, nhớ thương.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 30/11/2022