logo

Phân loại ngôn ngữ theo loại hình

icon_facebook

Việc nghiên cứu và phân nhóm các ngôn ngữ thế giới dựa trên những nguyên tắc khoa học nhất định. Có hai xu hướng phân loại ngôn ngữ là phân loại theo nguồn gốc và phân loại theo loại hình. Việc phân loại ngôn ngữ theo loại hình độc lập với các đặc điểm về họ hàng và khu vực, dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ ở các cấp độ: âm vị học, hình thái học, cú pháp học, ngữ nghĩa học, nhưng trong đó, chủ yếu là dựa trên các đặc điểm về ngữ pháp.


1. Cách phân loại ngôn ngữ theo loại hình – Phương pháp so sánh loại hình

- Nếu phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc hướng vào sự so sánh các ngôn ngữ trong lịch sử phát triển của nó thì phân loại ngôn ngữ theo loại hình hướng vào nghiên cứu hiện trạng của ngôn ngữ và áp dụng hương pháp so sánh  – loại hình. Đây là phương pháp so sánh đồng đại giữa các ngôn ngữ về cơ cấu để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau dựa vào các phương diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa các ngôn ngữ. Những đặc điểm chung trong cấu tr c của các ngôn ngữ gọi là các phổ niệm ngôn ngữ;

- Vậy, các ngôn ngữ có đặc điểm giống nhau trong cấu trúc tạo thành 1 loại hình ngôn ngữ. Có thể hiểu loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ gồm hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau. Mỗi loại hình ngôn ngữ bao gồm một số ngôn ngữ.

- Khái niệm loại hình ngôn ngữ: là một hệ thống trừu tượng những đặc điểm cơ bản (phổ niệm) nào đó về cơ cấu của ngôn ngữ.

[CHUẨN NHẤT] Phân loại ngôn ngữ theo loại hình

2. Các loại hình ngôn ngữ chủ yếu

Theo sự phân chia phổ biến hiện nay, các ngôn ngữ trên thế giới được phân biệt thành 2 loại hình ngôn ngữ chủ yếu:

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Loại hình ngôn ngữ không đơn lập: gồm 3 loại hình ngôn ngữ như loại hình ngôn ngữ hòa kết, loại hình ngôn ngữ chắp dính, loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp.

a. Loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Một số ngôn ngữ tiêu biểu như: tiếng Hán, tiếng Việt, Mường, Khơ – me, ngôn ngữ Đông Nam Á, tiếng Aranba ở châu c, tiếng vê, tiếng Joruba ở châu hi.

- Đặc điểm:
+ b1. Từ không biến đổi hình thái. Tức là hình thức ngữ âm của từ không biến đ i khi đứng độc lập hay có mặt trong câu, phát ngôn.

+ b2. Ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp được biểu hiện chủ yếu bằng hư từ, trật tự từ và ngữ điệu. 

+ b3. Tính phân tiết trong các ngôn ngữ đơn lập: Âm tiết được tách bạch rõ ràng  và thường là  đơn  vị có  nghĩa. Mỗi âm  tiết  (tiếng) trùng  với  1 hình vị  ( đơn vị nhỏ  nhất có ý nghĩa dùng cấu tạo nên các từ tiếng Việt)

- Tính phân tiết còn biểu hiện ở chỗ  cấu trúc âm tiết trong các ngôn ngữ này rất chặt chẽ và cố định. Âm tiết nào cũng có thanh điệu và vần.

Ví dụ tiếng Việt âm tiết toán có cấu tạo âm tiết như sau: 

Phụ âm đầu - Vần - Âm đệm - Âm chính - Âm cuối
          t            o a                                            n

b. Loại hình ngôn ngữ không đơn lập

* Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tổng hợp)

- Một số ngôn ngữ tiêu biểu; tiếng Anh, Nga, pháp, Ba Lan, hần Lan, Giec man, Xêmiđich, một số ngôn ngữ n Âu, họ Sê mít, ngôn ngữ châu Phi.

- Đặc điểm:

+ Từ gồm căn tố và phụ tố kết hợp tạo thành một chỉnh thể thống nhất chặt chẽ . Hai thành tố này không thể tách ra dùng độc lập mà luôn đi đôi với nhau.

+ Khi tham gia hoạt động giao tiếp, từ có biến đổi hình thái để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp khác nhau và được bộc lộ ngay trong bản thân từ.

+ Căn tố thường không biến đổi và biểu hiện ý nghĩa từ vựng, phụ tố thường biến đổi biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. Phụ tố biểu thị chung ý nghĩa ngữ pháp cho nhiều từ, tức là một hình thức có thể biểu thị nhiều ý nghĩa như phụ. Vậy, căn tố và phụ tố liên kết với nhau theo kiểu "hòa kết" là loại hình ngôn ngữ hòa kết.

* Loại hình ngôn ngữ chắp dính (niêm kết)

- Một số ngôn ngữ tiêu biểu: Thổ Nhĩ Kì, họ ngôn ngữ U-gô- Phần Lan, tiếng Mông Cổ , Triều Tiên, ngôn ngữ Bantu ở châu Phi.

- Đặc điểm:

+ Có đặc điểm giống ngôn ngữ hòa kết và có đặc điểm riêng:

+ Từ gồm căn tố và phụ tố liên kết với nhau theo kiểu chắp dính, nối kết, gắn với nhau. Ví dụ tiếng Thổ Nhĩ Kì:

ev evi

eviden

evleriden - (căn tố) : căn phòng

- căn phòng của tôi

- từ căn phòng của tôi ra

- từ những căn phòng của tôi (ra)

- Ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp biểu hiện trong bản thân từ. Căn tố không biến đổi hình thái, có thể tồn tại, hoạt động khi không có phụ tố đi kèm. Mỗi phụ tố biểu thị một ý nghĩa, một từ có thể nhiều căn tố hoặc phụ tố. Loại ngôn ngữ chắp dính có đặc điểm từ muốn có bao nhiêu ý nghĩa ngữ pháp phải có mặt bấy nhiêu phụ tố. Điều đó làm cho độ dài của từ trở nên rất nhiều.

* Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (hỗn hợp)

- Một số ngôn ngữ tiêu biểu: ngôn ngữ người da đỏ ở châu Mĩ , ngôn ngữ châu Á như Sucốt, Camsát...

- Đặc điểm:

+ Có một loại ngôn ngữ đặc biệt: vừa là từ, vừa là câu được tạo ra trên cơ sở động từ. Nó có thể bao gồm b ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ. Người ta gọi đó là đơn vị lập khuôn.

VD: nitampenda (tôi sẽ yêu nó); atakupenda: Nó sẽ yêu anh;

Trong đó, penda (yêu) và là chủ ngữ, ni (tôi), a (nó) - b ngữ, m (nó), ku (anh), ta (s ) động từ.

- Loại hình ngôn ngữ này có sự chắp nối các yếu tố, có sự biến đổi ngữ âm khi kết hợp. Chúng vừa có sự chắp nối các yếu tố (chắp dính) vừa có sự kết hợp các yếu tố (hòa kết) gọi là ngôn ngữ đa TH.

icon-date
Xuất bản : 21/05/2022 - Cập nhật : 21/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads