Amino acid, còn được viết là acid amin (bắt nguồn từ danh xưng Pháp ngữ acide aminé), là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức amin (-NH2) và acid carboxylic (-COOH), cùng với một mạch bên (side-chain; nhóm R) nhất định ở mỗi amino acid. Axit 6 - aminohexanoic là nguyên liệu dùng để sản xuất to nilon- 6. Số nguyên tử hidro trong phân tử 6 - aminohexanoic là 13.
А. 11.
В. 13.
С. 15.
D. 17.
Trả lời:
Đáp án đúng: В. 13.
Axit 6 - aminohexanoic là nguyên liệu dùng để sản xuất to nilon- 6. Số nguyên tử hidro trong phân tử 6 - aminohexanoic là 13.
Ta có công thức hóa học của 6 - aminohexanoic là H2N –[CH2]5 – COOH
Vậy nên có 13 nguyên tử H
Amino acid, còn được viết là acid amin (bắt nguồn từ danh xưng Pháp ngữ acide aminé), là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức amin (-NH2) và acid carboxylic (-COOH), cùng với một mạch bên (side-chain; nhóm R) nhất định ở mỗi amino acid. Các nguyên tố chính của amino acid là carbon, hydro, oxy, và nitơ, và một số nguyên tố khác có mặt trong mạch bên của từng amino acid. Tồn tại khoảng 500 amino acid đã được biết đến và phân loại theo nhiều cách khác nhau.Chúng có thể được phân loại tuân theo vị trí của nhóm chức trong cấu trúc chính như alpha- (α-), beta- (β-), gamma- (γ-) hoặc delta- (δ-) amino acid; các phân loại khác liên quan đến mức độ phân cực, độ pH, và kiểu mạch bên (hợp chất không vòng, hợp chất acyclic, tính thơm, chứa hydroxyl hoặc lưu huỳnh, vv.). Trong phân tử protein, amino acid chiếm số lượng nhiều thứ hai (nước là nhiều nhất) ở cơ, tế bào và mô. Bên ngoài protein, amino amino acido có vai trò quan trọng trong các quá trình như vận chuyển chất dẫn truyền thần kinh và sinh tổng hợp.
Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.
Ví dụ:
H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;
HOOC–[CH2]2 –CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic
Tên bán hệ thống
axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.
Ví dụ:
CH3 –CH(NH2)–COOH : axit α,-aminopropionic
H2N–[CH2 ]5 –COOH : axit ε-aminocaproic
H2N–[CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic
Tên thông thường các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.
Ví dụ:
H2 N–CH2 –COOH có tên thường là glyxin (Gly)
Bảng: Tên gọi của 1 số α-amino axit
Công thức | Tên thay thế | Tên bán hệ thống | Tên thường | Kí hiệu | |
H2N- CH2 -COOH | Axit aminoetanoic | Axit aminoaxetic | Glyxin | Gly | |
CH3 – CH(NH2) – COOH | Axit- 2 – aminopropanoic | Axit – aminopropanoic | Alanin | Ala | |
(CH3)2 CH – CH(NH)2 – COOH | Axit – 2 amino -3 – Metylbutanoic | Axit Α -aminoisovaleric | Valin | Val | |
Axit – 2 – amino -3(4 -hiđroxiphenyl) propanoic | Axit Α – amino -β (p – hiđroxiphenyl) propionic | Tyrosin | Tyr | ||
HOOC(CH2)2CH(NH2) – COOH | Axit-2 – aminopentanđioic | Aixt glutamic | Glu | ||
H2N-(CH2)4 –CH(NH2) -COOH | Axit-2,6 – điaminohexanoic | Axit- α, ε -ñiaminocaproic | Lysin | Lys |
Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)
Làm đổi màu quỳ tím
Khả năng làm đổi màu quỳ tím của amino axit phụ thuộc vào mối quan hệ của nhóm amino và nhóm cacbonxyl R(NH2)x(COOH)y cụ thể như sau:
+ x = y: quỳ tím không đổi màu
+ x < y: quỳ tím chuyển sang màu đỏ
+ x > y: quỳ tím chuyển sang màu xanh
Amino axit phân ly trong dung dịch
H2N-CH2-COOH ↔ H3N+-CH2-COO–
Tính lưỡng tính
+ Tác dụng với axit mạnh tạo ra muối:
NH2-CH2-COOH + HCl → ClNH3-CH2-COOH
+ Tác dụng với bazo tạo ra muối và nước:
NH2-CH2-COOH + KOH → NH2-CH2-COOK + H2O
Tham gia phản ứng trùng ngưng:
nNH2-CH2-COOH → (- NH-CH2-CO-)n + nH2O (H+)
Khi trùng ngưng 6-amino hexanoic hoặc 7-amino heptanoic có sự tham gia của chất xúc tác, sản phẩm thu được là polime thuộc loại poliamit.
Amino axit phản ứng với HNO2:
HOOC-R-NH2 + HNO2 → HOOC-R-OH + N2 + H2O
-----------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi “Số nguyên tử hidro trong phân tử 6 - aminohexanoic là” . Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích hơn về xương nhé.