logo

Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa sâu hại và bệnh hại cây trồng

Câu hỏi: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa sâu hại và bệnh hại cây trồng

Lời giải:

Sâu hại và bệnh hại

* Giống nhau: đều làm giảm năng suất cây trồng

* Khác nhau:

- Sâu hại: do côn trùng gây hại

Ví dụ: sâu đục thân, sâu cải,...

- Bệnh hại: do vi khuẩn, vi rút, nấm, thời tiết không thuận lợi, thiếu chất dinh dưỡng

Ví dụ: bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, thối rễ...

Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa sâu hại và bệnh hại cây trồng

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về dâu hại và bệnh hại để trả lời cho câu hỏi Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa sâu hại và bệnh hại cây trồng nhé:


1. Một số loại sâu hại cây trồng

- Sâu đục quả, dòi đục lá

Loại sâu này thường xuất hiện nặng vào mùa khô nắng, sâu chui vào bên trong quả ăn hết phần thịt quả gây hại trên các lọai cây trồng như bầu bí dưa, cà, ớt, đậu, các loại cây ăn quả như ổi, xoài, mận, bưởi,... bệnh nặng khiến quả bị rụng hàng loạt làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá hay sâu ăn lá gây hại chủ yếu trên các loại cây họ dưa, bầu bí, cà chua và một số loại rau xanh, cây ăn quả, lúa,.... Mầm bệnh xuất hiện trứng nhỏ màu trắng nhạt nằm ở mặt dưới lá, trên đọt cây. Sâu trưởng thành có màu xanh lá cây nhạt, thường phát sinh ở điều kiện nhiệt độ từ 25 - 29ºC và ẩm độ trên 80%, đặc biệt là khi gặp thời tiết mưa nắng xen kẽ.

Sâu đất

Sâu đất gây hại chủ yếu trên các loại rau xanh, rau màu, cây họ dưa, bầu bí, cà chua và các cây họ đậu. Sâu thường phá hoại ở giai đoạn cây con làm giảm năng suất. Sâu đất thường gây hại cây trồng vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất cát, đất mềm khiến sâu ẩn nấp và sinh sản dễ dàng.

Bọ rầy, rệp gây hại

Các loại rầy, rệp gây hại ở cây trồng đều có đặc điểm chung là loại rầy rệp chích hút nhựa cây tiết ra một số chất độc làm xung quanh chỗ bệnh có nấm màu vàng khiến lá bị khô héo, cây còi cọc. Loại bọ rầy, rệp thường gây hại ở phần rễ, thân, lá gần mặt đất. 

Bọ trĩ (bù lạch)

Bọ trĩ thường gây hại ở các loại cây trồng, rau củ trong giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa và kết trái non. Dấu hiệu xuất hiện các loại ấu trùng nhỏ có màu trắng hơi vàng tập trung ở các bộ phận non của cây như phần đọt non, mặt dưới lá non, gần gân lá làm cho lá bị xoắn lại, búp non chậm phát triển sau đó khô và chết.

Bọ dưa

Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng họ bầu bí, cây leo và các loại loại cây họ cà, đậu,... Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô, chúng thường phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Mật độ bọ cao có thể làm cây trồng trụi hết lá và đọt non, cây phát triển kém hoặc chết.

Bọ hung

Bọ hung là loại côn trùng cánh cứng có màu xám cánh dán, loài này hình thành từ ấu trùng trứng phát triển thành sâu non nằm trong đất cho đến khi trưởng thành bọ gây hại cho các loại cây trồng như bầu, bí, dưa leo, cà tím,... các loại rau củ và các loại cây ăn quả. Bọ hung gây hại tập trung ở bộ phận lá non, chúng gặm phần lá chỉ còn gân lá làm cho lá cây bị khô xoắn khiến cây bị rụng lá không phát triển được. 

Bọ rùa

Bọ rùa gây hại trên nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa leo, cà chua, cà tím, khổ qua, các loại đậu, rau củ và cây ăn trái khác. Bọ rùa gây hại khi cây trồng còn nhỏ đến khi có trái. Nhiều nhất là thời điểm khi cây ra hoa, có trái non, chúng ăn trái non khiến cây trồng trở nên xơ xác, trái không thể sinh trưởng.

Bọ xít

Các loại bọ xít gây hại ở cây trồng, rau củ như bọ xít muỗi, bọ xít xanh,... chúng thường bu lại thành từng đám trên nhánh non, nụ hoa, quả non để gây hại, chích hút nhựa làm rụng hoa và quả, khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ vàng, chai và rụng, nếu trái lớn có thể bị thối, đục lỗ dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Nhện đỏ gây hại

Nhện đỏ chúng chích hút nhựa cây ở lá tạo nên các vết chích nhỏ, cành non, búp hoa và quả non. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc. Nhện đỏ gây hại phát triển vào thời tiết khô, nhiệt độ dưới 25ºC, trời âm u, mưa to.

Ruồi đục quả, ruổi đục lá

Ruồi đục quả, đục trái là loại côn trùng gây hại nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa leo, cà chua, cà tím, khổ qua,... và các loại cây ăn quả như mít, xoài, mận, ổi,… Bệnh gây hại nặng ở thời điểm cây ra trái, ruồi chích vào quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả, tại lỗ đục của ruồi có dịch cây chảy ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả làm giảm năng suất cây trồng.


2. Một số bệnh hại cây trồng

Bệnh chết héo cây con và cây héo khô

Bệnh do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai đoạn cây con đang sinh trưởng, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp gốc thân, rễ cây bị vàng và thối nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau một thời gian lá mới héo dần và làm cây con chết.

Bệnh xoắn đọt, lá nhỏ quăn queo

Dấu hiệu bệnh ở phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng. Bệnh xoắn lá ở xuất hiện nhiều ở các loại cây trồng họ bầu bí, dưa leo, cà chua, ngô, các loại cây ăn quả, chứng bệnh này còn gọi là bệnh khảm gây hại do các loại côn trùng chích hút như bò trĩ, bù lạch và rệp dưa.

Bệnh cây héo rũ, vàng lá

Triệu chứng ban đầu xuất hiện những vết thâm nhỏ trên dọc thân cây làm cho cây bị héo nhẹ vào thời điểm trời nắng nóng. Đặc điểm là buổi sáng và ban đêm cây vẫn tươi tốt nhưng vào lúc trưa chiều cây bị héo rũ, đây là giai đoạn cây dưa leo phát bệnh, chỉ vài ngày sau sẽ khiến lá bị héo vàng, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó thân cây héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Bệnh thường gây hại nhiều từ khi cây dưa leo kín mặt giàn.

Bệnh đốm lá, đốm phấn, sương mai

Bệnh đốm phấn do loại nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ở mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng phủ trắng như bột hoặc có màu vàng nhạt, đó là bào tử của nấm bệnh, lá đốm vàng sau 3 - 4 ngày biến thành màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng, thân cây khô, cây trụi lá và khô chết. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái khiến cây cho năng suất thấp và chất lượng trái kém, có thể khiến cây bị chết.

Bệnh thối gốc rễ

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là ở phần gốc thân sát mặt đất xuất hiện chấm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ khiến thân lá cây bị héo rũ. Sau khoảng 1 tuần thì rễ và gốc cây bị thối nhũng, cây đổ gục chết lụi. Bệnh này có thể xâm nhập ở cả cây con và cây lớn, nấm tấn công phần gốc thân làm cho thân cây bị thối chuyễn màu nâu đen, lá héo khô rồi rụng dần, nếu cây đang thời kỳ ra hoa hoặc có trái thì bệnh cũng có thể tấn công trái, làm lở trái.

Bệnh thối trái non

Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân, vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn, bệnh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm 5 - 7 ngày hoa cho ra trái, bệnh gây hại khiến trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo lại. Bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây chết.

Bệnh phấn trắng

Dấu hiệu bệnh xuất hiện ở trên lá, thân, cành và hoa những đốm màu màu xanh hóa vàng và dần dần toàn bộ phiến lá bị bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày như bột phấn ở cả 2 mặt lá. Khi bệnh hại nặng khiến lá, hoa và quả chuyển dần sang vàng và khô cháy, dễ rụng. Bệnh phấn trắng khiến cây sinh trưởng yếu, tỉ lệ sống thấp và năng suất cho trái kém.

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư là một chứng bệnh gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng từ cây ăn quả cho đến các loại cây trồng họ bầu bí, mướp, dưa leo,.... Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện những đốm màu nâu, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy các mảng lá khiến lá cây bị vàng úa, đọt và chồi non bị xoắn lại, hoa bị khô đen, trái non bị thối và rụng, cây sinh trưởng kém. 

icon-date
Xuất bản : 05/07/2021 - Cập nhật : 05/07/2021