logo

Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:

1. Chuỗi thức ăn :

– Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

– Cấu trúc: gồm 1 sinh vật sản xuất và 1 sinh vật phân giải, sinh vật tiêu thụ mỗi bậc chỉ có 1 loài duy nhất

– Phạm vi loài: ít

– Điều kiện sinh thái:hạn chế

– Khả năng tồn tại: kém (khi 1 mắt xích bị mất sẽ ảnh hưởng toàn bộ chuỗi)

2. Lưới thức ăn :

– Khái niệm: chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành lưới thức ăn

– Cấu trúc: có nhiều sinh vật phân giải,nhiều sinh vật sản xuất, các sinh vật tiêu thụ các bậc gồm nhiều loài

– Phạm vi: rộng

– Điều kiện sinh thái: phong phú và đa dạng

– Khả năng tồn tại: cao (do mất mắt xích này sẽ có mắt xích khác thay thế)

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua một số bài tập về Hệ sinh thái dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về Hệ sinh thái


I. Khái niệm hệ sinh thái

 Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.

- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.


II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

1. Thành phần vô sinh

+ Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…)

+ Các yếu tố thổ nhưỡng.

+ Nước.

+ Xác sinh vật trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh

- Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tùy theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm:

+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp)

+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân giải: gồm VK, nấm, một số động vật không xương (giun đất, sâu bọ); chúng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.


III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất

1. Các hệ sinh thái tự nhiên:

- Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, savan đồng cỏ,thảo nguyên, rừng ôn đới,rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới lạnh.

- Các hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn: ở ven biển,những vùng ngập mặn, vùng biển khơi

+ Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

2. Các hệ sinh thái nhân tạo

- Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố… đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.


IV. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.

1. Thế nào là một chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Có 2 dạng chuỗi thức ăn:

+ Mở đầu bằng sinh vật sản xuất: cỏ - sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn.

+ Mở đầu bằng sinh vật phân hủy: mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ - vi khuẩn.

2. Thế nào là lưới thức ăn

- Trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.  

- Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn:

+ Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo…).

+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ.

+ Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật…) thành các chất vô cơ.

- Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.

 Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022