logo

Peptit là gì?

Câu hỏi: Peptit là gì?

Trả lời: 

  Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Peptit là gì?

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về peptit nhé!


Liên kết peptit là gì? 

- Liên kết peptit là link -CO-NH- giữa hai đơn vị alpha amino axit. Nhóm -CO-NH- giữa 2 đơn vị alpha amino axit đc gọi là nhóm peptit.

Peptit là gì? (ảnh 2)

- Phân tử peptit hợp thành từ những gốc alpha amino axit bằng link peptit theo một trật tự ổn định. Amino axit đầu N còn nhóm (NH_{2}), amino axit đầu C còn nhóm COOH.

Peptit là gì? (ảnh 3)

- Các phân tử peptit chứa 2, 3, 4,… gốc alpha amino axit đc gọi là đi-, tri-, tetrapeptit,… Các phân tử peptit chứa nhiều gốc alpha amino axit (trên 10) đc gọi là polipeptit.


Cấu tạo

 Có 3 phần:

 - Đầu N: Gốc α-aminoaxit còn nhóm -NH2

 - Liên kết peptit:Liên kết nhóm -CONH-

 - Đầu C: Gốc α-aminoaxit còn nhóm -COOH 

Ví dụ: Tripeptit Gly-Ala-Gly có cấu tạo: 

      H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH 

       Đầu N     Liên kết peptit                                Đầu C

Peptit là gì? (ảnh 4)

Phân loại

 - Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit.

  + 2 gốc thì gọi là đipeptit.

  + 3 gốc thì gọi là tripeptit

   ...

* Lưu ý: Các gốc α-aminoaxit có thể giống hoặc khác nhau.

 - Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit.

  - Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.


Tính chất vật lý của peptit

- Thường ở thể rắn

- Nhiệt độ nóng chảy cao

- Dễ tan trong nước


Tính chất hóa học của peptit

a. Phản ứng màu Biure

   Peptit và protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím đặc trưng. Đipeptit không có phản ứng này.

b. Phản ứng thủy phân hoàn toàn tạo các a - aminoaxit

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:

- Trong môi trường trung tính: n-peptit + (n-1)H2O → aminoaxit.

- Trong môi trường axit HCl: n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit. Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n - peptit

- Trong môi trường bazơ NaOH: n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit. Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n - peptit

  + Trong môi trường bazơ NaOH:

      n-peptit + (n+y) NaOH → muối natri của aminoaxit + (y +1) H2O với y là số mắt xích Glutamic trong n-peptit.

Lưu ý: Trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng.

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 17/12/2022