logo

Nước mắt cá sấu là thành ngữ hay tục ngữ

icon_facebook

Câu hỏi: Nước mắt cá sấu là thành ngữ hay tục ngữ

Trả lời: 

Nước mắt cá sấu là thành ngữ. Nghĩa bóng thành ngữ nước mắt cá sấu: chỉ những hành động không thật, giả dối, hãm hại người khác nhưng vẫn giả vờ nhân nghĩa, đạo mạo hỏi han như không có chuyện gì

Cùng Top lời giải khám phá ý nghĩa, nguồn gốc của thành ngữ Nước mắt cá sấu nhé!


1. Ý nghĩa của thành ngữ: Nước mắt cá sấu

Nghĩa đen mắt cá sấu: Là những giọt nước, có vị mặn, trào ra ở khóe mắt của cá sấu mỗi khi nuốt xong một con mồi. Thực chất đây là một đặc tính tự nhiên của cá sấu. Bởi những giọt nước có vị mặn ấy thực chất là lượng muối thừa được thải ra ngoài qua một tuyến thông ra ở khóe mắt của cá sấu. Người ta thường nói đây là tuyến lệ giả chứ không phải là nước mắt của cá sấu.

Nghĩa bóng nước mắt cá sấu: chỉ những hành động không thật, giả dối, hãm hại người khác nhưng vẫn giả vờ nhân nghĩa, đạo mạo hỏi han như không có chuyện gì

=> Nghĩa cả câu: Thành ngữ phê phán những hành động giả dối, giả nhân giả nghĩa của những kẻ xấu xa sau khi gây ra đau khổ cho người khác hoặc làm những điều sai trái lại tỏ ra cảm thông, thương xót trước số phận của họ.

=> Câu thành ngữ cũng nhắc nhở mỗi con người cần phải tỉnh táo để nhìn nhận rõ ràng sự việc để nhận ra đâu là người tốt, đâu là kẻ đã hãm hại mình. Những kẻ giả dối, gian trá ấy chính là những người đã gây ra nỗi đau khổ, bất hạnh cho mình và gia đình mình.

[CHUẨN NHẤT] Nước mắt cá sấu là thành ngữ hay tục ngữ

2. Nguồn gốc của thành ngữ “Nước mắt cá sấu”

Chuyện kể:

Một con cá sấu nằm ở trên bờ, gần đám sình lầy. Chỗ này là nơi trú ngụ của nó. Một con khỉ có tật hay bắt chước nhưng lại hay bị kẻ khác lừa. Một hôm đến nơi cá sấu, con khỉ mạnh dạn nói với cá sấu rằng:

- Bác sấu ơi, bác nằm như chết trên bờ, khô da, đói khát cả ngày không động cựa, nhưng sao trông bộ răng của bác đáng sợ thế?

Cá sấu chỉ ti hí mắt, không thèm nhúc nhích, đáp rằng:

- Ta vốn chậm chân, chậm tay lại hay thương người, ai có mệnh hệ gì là ta dễ xúc động. Anh cứ nhìn vào mắt ta thì biết.

Khỉ nhìn vào mắt cá sấu, rồi tò mò đưa cả tay mà sờ vào con cá sấu. Con cá sấu tinh ranh liền đớp lấy rồi ngửa mặt lên ngắc ngắc hai cái là mất tăm con khỉ. Nuốt xong con khỉ, nước mắt nó giàn ra. Đằng xa, một con khỉ khác tưởng con khỉ em chết đuối, nó lại gần, thấy nước mắt cá sấu giàn giụa, tưởng là nó khóc thương con khỉ kia chết đuối, bèn bảo nó:

- Bác thương người như thể thương thân, bác bơi lội giỏi, cho tôi cưỡi lên bác để đi tìm em tôi…

Chưa nói dứt lời, cá sấu đã đáp:

- Ta vốn thương người, thấy ai hoạn nạn là không kìm nổi nước mắt. Cứ trèo lên mình ta, ta cùng bơi xuống nước để đi tìm em cậu.

Khỉ anh vội nhảy lên lưng cá sấu. Cá sấu trườn xuống, bơi ra giữa sông rồi lặn xuống. Khỉ anh lóp ngóp kêu cứu. Cá sấu giơ cái miệng đầy răng mà rằng:

- Người ta vẫn chỉ trích ta rằng: Nước mắt cá sấu. Thế mà mi vẫn tin ư!

Nói đoạn, nó ngoạm con mồi, hấc hấc lên mấy cái ngon lành. 

Thời nào cũng vậy, “nước mắt cá sấu” vẫn lừa bịp được những người nhẹ dạ, cả tin. Thời nay, người đời biết rõ bộ mặt thật của cá sấu và những giọt nước mắt của nó. Thế nhưng, cá sấu thời nay nhỏ nước mắt càng ngày càng tinh vi nên vẫn lừa được khối người

Lấy từ đặc điểm cơ học của cá sấu khi ăn con mồi mà người đời khéo vận vào cuộc sống để thành chuyện rồi nên thành ngữ nói chuyện đời.


3. Một số thành ngữ khác

- Ăn cháo đá bát (một số dị bản viết là Ăn cháo đái bái)

Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đá bát.

- Đẽo cày giữa đường

Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.Còn có câu: Đồ ba phải Mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật.

- Lòng vả cũng như lòng sung

Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình. 

- Ông chẳng bà chuộc

Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.

icon-date
Xuất bản : 18/02/2022 - Cập nhật : 23/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads