Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Ấn Độ là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Nhật Bản
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Xin-ga-po
Trả lời
Đáp án đúng: C. Ấn Độ
Ấn Độ đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत, chuyển tự Bhārata, tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य, chuyển tự Bhārat Gaṇarājya, tiếng Anh: Republic of India), là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số trên 1,366 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông. Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.
Kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển, lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ 7 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD (Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007). Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP tới 9,4% trong năm tài chính 2006–2007. Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa (ước năm 2007). Ngân hàng Thế giới hiện xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp..
Hiện tại, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Vương quốc Anh. GDP danh nghĩa của Ấn Độ được đo bằng USD được dự báo sẽ tăng từ 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2021 lên 8,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tốc độ mở rộng kinh tế nhanh chóng này sẽ dẫn đến quy mô GDP của Ấn Độ vượt quá GDP của Nhật Bản vào năm 2030, đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2030, nền kinh tế Ấn Độ cũng sẽ có quy mô lớn hơn các nền kinh tế Tây Âu lớn nhất là Đức, Pháp và Anh.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất sẽ tăng 12,5% so với mức giảm 7,2% của năm tài chính trước; lĩnh vực khai khoáng và khai thác đá tăng 14,3%; ngành xây dựng tăng 10,7%; lĩnh vực thương mại, khách sạn, vận tải, thông tin liên lạc và dịch vụ liên quan đến phát thanh truyền hình sẽ tăng 11,9%. Ngành nông nghiệp ước tính sẽ tăng 3,9% trong tài khóa 2021-2022, cao hơn mức tăng 3,6% được ghi nhận trong năm tài chính 2020-2021. Ngành dịch vụ dự kiến tăng trưởng dương 8,2% trong năm nay so với mức giảm 8,4% của năm trước, các hoạt động dịch vụ đã bùng nổ mạnh mẽ kể từ tháng 8 đến tháng 12 vừa qua.
Ấn Độ vẫn đang trên đà đạt được vị thế nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, bất chấp số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng nhanh đe dọa sự phục hồi kinh tế trong thời gian tới, một số địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm vào các ngày cuối tuần.
Trước đó, các tổ chức trong và ngoài nước như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), Ngân hàng HDFC đều dự báo kinh tế nước này sẽ tăng 9,5% trong tài chính hiện nay.
Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Ấn Độ hiện đang được tiến hành được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, thay đổi toàn cảnh thị trường tiêu dùng bán lẻ trong thập kỷ tới. Diều này đang thu hút các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ và thương mại điện tử vào thị trường Ấn Độ. Đến năm 2030, 1,1 tỷ người Ấn Độ sẽ có quyền truy cập Internet, tăng hơn gấp đôi so với con số ước tính 500 triệu người dùng internet vào năm 2020. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và sự chuyển đổi sang công nghệ điện thoại thông minh 4G và 5G sẽ thúc đẩy các kỳ lân phát triển trong nước như nền tảng thương mại điện tử trực tuyến Mensa Brands, công ty khởi nghiệp hậu cần Delhivery và cửa hàng tạp hóa trực tuyến đang phát triển nhanh BigBasket, có doanh số bán hàng điện tử tăng vượt trội trong đại dịch. HIS Markit cho biết sự gia tăng lớn dòng vốn FDI vào Ấn Độ đã được thể hiện rõ ràng trong 5 năm qua cũng đang tiếp tục với động lực mạnh mẽ vào năm 2020 và 2021.