Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối Seato?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về SEATO là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
D. Miến Điện, Thái Lan.
Trả lời
Đáp án đúng: B. Thái Lan, Phi-lip-pin.
Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO là Thái Lan và Phi-lip-pin.
Bất chấp danh xưng của mình, trong số tám quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á chỉ có Thái Lan và Philippines nằm tại Đông Nam Á; các thành viên còn lại của tổ chức bao gồm Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan (bao gồm Đông Pakistan, nay là Bangladesh), Pháp, Úc.
Thời điểm Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á được thành lập, Philippines và Hoa Kỳ có quan hệ đặc biệt mật thiết; Thái Lan đang nằm dưới quyền chính phủ quân sự cũng thi hành chính sách ngoại giao thân Mỹ. Ngoài ra, hai quốc gia này đều phải đối diện với tình trạng cộng sản mới bắt đầu nổi dậy trong nước. Thái Lan lưu ý đến việc Trung Quốc lập khu tự trị dân tộc Thái tại tỉnh Vân Nam (năm 1953 lập Khu tự trị dân tộc Thái và dân tộc Cảnh Pha Đức Hoành và Khu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp và chi viện cho người H'Mông tại miền bắc Thái Lan, Pathet Lào và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ủng hộ các bộ tộc tại khu vực Đông Bắc Thái Lan khởi binh. Nhà đương cục Thái Lan lo ngại Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, lo lắng tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thái Lan tiến hành hoạt động lật đổ. Trước cục diện này, Thái Lan tìm kiếm viện trợ của Hoa Kỳ, do đó đó tích cực tham dự hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á. Philippines hi vọng thông qua tham dự quá trình thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á để thiết lập hình tượng quốc gia độc lập và tăng cường an ninh quốc gia. Ngoài ra, đương thời Brunei là quốc gia được Anh Quốc bảo hộ, song từ năm 1962 đến năm 1963 bùng phát bạo loạn, Anh Quốc cùng Úc và New Zealand đều phái binh đến Brunei, hiệp trợ Brunei bình định bạo loạn.
Trước đó vào năm 1954, Pháp, dù cố gắng giành lại quyền kiểm soát các thuộc địa cũ kể từ năm 1946, cuối cùng đã đồng ý rút khỏi Việt Nam, nước đã rơi vào cảnh chia cắt. Lực lượng cộng sản của Hồ Chí Minh giành quyền kiểm soát miền Bắc và dự kiến tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong vòng hai năm.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tin rằng miền Bắc Việt Nam là “quân cờ domino” đầu tiên rơi vào tay cộng sản ở Đông Nam Á, và các nước khác trong khu vực cũng sẽ sớm bị đe dọa bởi sự kiểm soát của cộng sản. Dulles chỉ ra rằng cộng sản Trung Quốc sẽ là mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh trong khu vực. Trung Quốc phản ứng bằng cách tuyên bố rằng SEATO là một phần trong công cuộc “xâm lược các quốc gia châu Á của Mỹ.”
SEATO lại càng trở nên quan trọng hơn đối với Mỹ khi tình hình cuối cùng buộc quân đội Mỹ phải đến miền Nam Việt Nam vào năm 1965. Thật không may cho các quan chức Mỹ, chỉ có một vài thành viên SEATO tích cực ủng hộ các hành động của nước này. Úc, New Zealand, Thái Lan và Philippines gửi binh sĩ hoặc viện trợ, nhưng Anh, Pháp, và Pakistan thì đã từ chối tham gia. Cuối cùng, Pháp, Pakistan, và Úc đã rút khỏi tổ chức. SEATO dần lu mờ trong chính sách của Mỹ ở châu Á trong những năm 1970 và chính thức ngừng hoạt động vào năm 1976.
SEATO trên thực tế đã không đóng vai trò lớn và đã giải thể vào ngày 30 tháng 6 năm 1977 sau khi quan hệ Trung Mỹ dần tan băng. Tuy nhiên, SEATO đã được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho sự can dự của Mỹ vào Nam Việt Nam. Việc SEATO bao gồm cả những vùng đất (Đông Dương) bị cấm không được tham gia công khai vào trong các liên minh quân sự là một vi phạm rõ rệt Hiệp định Geneve. Việc Mỹ lôi kéo cả nhiều quốc gia không thuộc Đông Nam Á vào liên minh này cũng cho thấy quyết tâm của Mỹ nhằm ngăn chặn bằng được chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Dương.
Đại đa số sử gia nhận định “Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á” là hiệp ước thất bại. Quan chức ngoại giao Anh Quốc James Cable từng bình luận rằng Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á như một chiếc lá sung che đậy chính sách trơ trụi của Hoa Kỳ, còn SEATO là vườn thú gồm các con hổ giấy.
SEATO chỉ tạo điều kiện để Mỹ lôi kéo các quốc gia đồng minh như Úc, Thái Lan, Hàn Quốc vào cùng tham gia trong cuộc chiến Việt Nam sau này, để tăng tính pháp lý và chính đáng cho cuộc chiến tranh hoàn toàn phi nghĩa của Hoa Kỳ.
Nguyên nhân thất bại của SEATO: Bất chấp danh xưng của mình, trong số tám quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á chỉ có Thái Lan và Philippines nằm tại Đông Nam Á; các thành viên còn lại của tổ chức bao gồm Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan (bao gồm Đông Pakistan, nay là Bangladesh), Pháp, Philippines, Thái Lan, Úc. không một nước châu Á nào trong SEATO có chung biên giới với nước thành viên khác. Các thành viên không mang tính đại diện cho khu vực, khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa giữa các nước thành viên. Sự can thiệp của các nước ngoài khu vực và việc chỉ có ba quốc gia từ châu Á khiến cho SEATO bị xem là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân phương Tây ; thiếu sự thống nhất để theo đuổi một chính sách hay thể hiện một lập trường về một vấn đề. Không giống như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), SEATO không có cơ chế độc lập để có được thông tin tình báo hoặc triển khai các lực lượng quân sự, vì vậy khả năng hành động tập thể bị giới hạn.