logo

Nơtron mang điện tích gì?

Câu hỏi: Nơtron mang điện tích gì?

Lời giải: 

Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp

+ prôtôn mang điện tích dương. Điện tích mỗi prôtôn là +e = + 1,6.10-19 C.

+ nơtrôn không mang điện.

Vậy Nơtron không mang điện.


I. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

a) Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.

Êlectron có điện tích là -1,6.10-19 C và khối lượng là 9,1.10-31 kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19 C và khối lượng là 1,67.10-27 kg. Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn.

Số prôtôn trong hạt nhân bằng số êlectron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn của điện tích âm của các êlectron và nguyên tử ở trạng thái trung hoà về điện.

b) Điện tích của êlectron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được và được gọi là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).


II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử

1. Kích thước nguyên tử

- Kích thước của nguyên tử: mỗi nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m = 0,1 nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử H có bán kính r = 0,053 nm.

- Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5 nm.

- Đường kính của e lectron và proton khoảng 10-8 nm.

2. Khối lượng nguyên tử

– Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, phân tử hay các hạt e, p, n, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u. u còn được gọi là đvC.

– 1u = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị Cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10-27 kg.

1u = 19,9265.10-27/12 ≈ 1,6605.10-27 kg

Ví dụ:

+ Khối lượng của 1 nguyên tử H là 1,6738.10-27 ≈ 1u.

+ Khối lượng của 1 nguyên tử C là 9,9265.10-27 = 12 u.


III. Nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Như vậy, tất cả các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron.

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 6 đều thuộc nguyên tố Cacbon. Các nguyên tử Cacbon đều có 6 proton và 6 electron.

Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.

Cho đến nay, người ta đã biết 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố nhân tạo được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm hạt nhân.

2. Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tử đó.

Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) cho biết:

+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử

+ Số electron trong nguyên tử.

Nếu biết số khối (A) và só hiệu nguyên tử (Z), ta biết được số proton, số nơtron (N = A - Z) có trong hạt nhân nguyên tử và số electron của nguyên tử đó.

3. Kí hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường ghi các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối A ở bên trên, số hiệu nguyên tử Z ở bên dưới.

icon-date
Xuất bản : 03/10/2021 - Cập nhật : 03/10/2021