logo

Nội dung chính của học thuyết Monroe Mỹ đối với Mỹ Latinh là?

Câu hỏi: Nội dung chính của học thuyết Monroe Mỹ đối với Mỹ Latinh là?

A. “Cái gậy lớn”.

B. “Châu Mĩ của người Mĩ”.

C. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

D. “Người Mĩ thống trị châu Mĩ”.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

Nội dung chính của học thuyết Monroe Mỹ đối với Mỹ Latinh là “Châu Mĩ của người châu Mĩ”

Cùng Top lời giải tìm hiểu về học thuyết Monroe các em nhé!


1. Học thuyết Monroe là gì?

- Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước quốc hội. Theo đó những nỗ lực trong tương lai của các nước Âu châu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Hoa kỳ. Học thuyết này cũng chú giải là Hoa kỳ không những sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu mà cũng sẽ không xía vào nội bộ các nước Âu châu. Học thuyết này được đưa ra vào lúc hầu hết các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại châu Mỹ Latinh đã giành được độc lập ngoại trừ Cuba và Puerto Rico. Hoa kỳ, với sự đồng ý của Vương quốc Anh, muốn bảo đảm là sẽ không có cường quốc Âu châu nào can thiệp vào các vấn đề Mỹ châu.

Nội dung chính của học thuyết Monroe Mỹ đối với Mỹ Latinh là?

- Dự định và tác động của học thuyết này kéo dài hơn 100 năm với vài sự thay đổi nhỏ. Mục đích nguyên thủy của nó là để cho các quốc gia châu Mỹ Latin mới giành được độc lập
không bị can thiệp bởi các nước Âu châu, tránh tình trạng Mỹ châu trở thành chiến trường của các cường quốc Âu châu.
1848 dưới thời tổng thống James K. Polk và 1870 dưới thời tổng thống Ulysses S. Grant học thuyết này mở rộng thêm việc cấm chuyển nhượng thuộc địa cho một cường quốc khác.

- Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1853 từ “Học thuyết Monroe” mới được ghi vào từ điển Mỹ.


2. Bối cảnh hình thành học thuyết Monroe

Đến năm 1823, nhiều nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha. Sa hoàng Nga cũng đã tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực trải dài khoảng từ Alaska đến Oregon ngày nay, và cấm tàu buôn nước ngoài hoạt động ở đó. Anh, nước có mạng lưới giao thương rộng khắp ở Mỹ Latinh và muốn cản bước các đối thủ cạnh tranh ở châu Âu, đã đề xuất một tuyên bố chung với Mỹ để chống lại sự can thiệp của các quốc gia châu Âu khác. Tổng thống Monroe, dưới ảnh hưởng của Ngoại trưởng John Quincy Adams, đã chọn cách đưa ra một tuyên bố đơn phương trước Quốc hội năm 1823. Ông nói rằng Tân Thế giới và Cựu Thế giới là hai thế giới riêng biệt. Ông hứa rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào các vấn đề châu Âu, và bất kỳ nỗ lực nào của châu Âu nhằm thực dân hóa một quốc gia ở bán cầu tây sẽ được coi như một hành động xâm lược chống lại Mỹ. Đó là tuyên bố rõ ràng nhất thể hiện bá quyền Mỹ đối với khu vực cho đến thời điểm đó, và biểu hiện cho một sự thoát ly khỏi châu Âu.


3. Hiệu quả của học thuyết

Bởi vì Hoa Kỳ thiếu lực lượng quân đội và hải quân đáng gờm vào lúc đó, học thuyết đã bị quốc tế coi thường. Học thuyết này, tuy nhiên, được vương quốc Anh chấp thuận ngầm, và hải quân hoàng gia Anh đã làm cho nó có hiệu lực, như là một phần của Pax Britannica, mà bắt tôn trọng sự trung lập ở biển cả. Học thuyết này đi cùng với sự phát triển của chính sách Anh tự do kinh tế đối ngược với chủ nghĩa trọng thương. Cách mạng kỹ nghệ ở Anh tìm kiếm các nơi để có thể bán được hàng sản xuất, và nếu các quốc gia châu Mỹ Latinh mới giành được độc lập lại trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha một lần nữa, các cửa mở cho nước Anh vào các thị trường những nước này sẽ lại bị chính sách chủ nghĩa trọng thương của Tây Ban Nha đóng lại.

icon-date
Xuất bản : 18/02/2022 - Cập nhật : 18/02/2022