Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của cao trào cách mạng 1905 đến 1908 ở Ấn Độ là
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.
C. Thực dân Anh có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại.
D. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
Lời giải:
Đáp án: D. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
Trong thời kì cao trào cách mạng 1905 đến 1908 ở ấn độ, do Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại đã gây ra sự thất bại cho các cuộc cách mạng giai đoạn này.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa đã diễn ra ở Ấn Độ nhé!
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.
- Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
Chính sách cai trị của thực dân Anh
- Về kinh tế
Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
- Chính trị: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).
- Xã hội:
+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.
+ Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc (khơi sâu vào sự cách biệt dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ).
* Hệ quả: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.
- Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
- Hậu quả
+ Kinh tế giảm sút, bần cùng
+ Đời sống nhân dân người dân cực khổ
Tên gọi của cuộc khởi nghĩa Xipay được bắt nguồn từ tên của những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh. Đó chính là những hạt nhân đầu tiên châm ngòi cho cuộc đấu tranh oanh liệt này. Họ tham gia chiến đấu cho đội quân Anh tuy nhiên lại bị đối xử ngược đãi, bất công nên buộc phải vùng lên chiến đấu.
Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Xipay chính là đập tan ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đội quân Anh. Sâu xa hơn nữa là chiến đấu để đánh đuổi thực dân Anh, trả lại tự do cho nhân dân Ấn Độ.
Cuộc khởi nghĩa Xipay diễn ra bắt đầu từ tháng 5 năm 1857 và kéo dài hai năm thì kết thúc đẫm máu vào năm 1859.
Cuộc khởi nghĩa Xipay là một cao trào đấu tranh mang đậm tính dân tộc, dân chủ do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, đồng thời cũng là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản mang đậm ý thức dân tộc.
+ Nguyên nhân sâu xa: Bởi những chính sách thống trị khắc nghiệt của thực dân Anh, đặc biệt là chính sách “chia để trị” nhằm tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo cũng như đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Các binh lính Xi-pay cảm thấy bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh ra sức bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.
Nhận xét: Có thể thấy, cuộc khởi nghĩa Xipay là quy luật tất yếu buộc phải xảy ra ở một đất nước thuộc địa chịu nhiều áp bức, bóc lột và bất công như Ấn Độ.
Diễn biến
+ Sáng ngày 10/05/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi-pay trái lệnh, thì ba trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh.
+ Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.
+ Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.
+ Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.
+ Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man. Nhiều nghĩa quân bị quân Anh trói vào họng súng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. Khởi nghĩa bị thất bại.
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay
+ Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất và kiên trung của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân để giải phóng dân tộc.
+ Ngoài ra nó còn có ý nghĩa thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập trên toàn thế giới. Cuộc khởi nghĩa cũng góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng để chống chủ nghĩa thực dân.
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Xipay
+ Nguyên nhân đầu tiên chính là bởi lãnh đạo khởi nghĩa là những phần tử quý tộc, phong kiến, vừa thiếu khả năng, lại thiếu tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động.
+ Nhân dân và binh lính vẫn chưa kết nối thành một khối đoàn kết để có một sức mạnh to lớn hơn.
+ Cuộc khởi nghĩa còn thiếu vũ khí đấu tranh, đồng thời không có người chỉ huy giỏi.
a. Đảng Quốc đại
- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
- Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực. Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu)
b. Phong trào dân tộc (1905 – 1908)
- Nguyên nhân:
+ Sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.
+ Trực tiếp: tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
Xứ Ben-gan bị chia cắt thành hai miền
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).
+ Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).
- Kết quả: Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
- Tính chất: mang đậm ý thức dân tộc.