logo

Cần Vương là gì? Các cuộc khởi nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

icon_facebook

Kiến thức lịch sử về phong trào Cần Vương: Cần Vương là gì? Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương giúp các bạn học tốt môn lịch sử. 


Cần Vương là gì?

Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.


Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương 

  - Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.

      - Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.

      - Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)

      - Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.

      - Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887).

      - Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.

      - Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.

      - Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.

      - Phong trào kháng chiến ở Thái Bình – Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Huy Quang.

      - Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên.

      - Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.

      - Khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885–1886).

      - Khởi nghĩa Thanh Sơn (1885–1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.

      - Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang.

      - Khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình.

      - Khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị.

      - Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

      - Khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi.

      - Khởi Nghĩa của Cù Hoàng Địch ở Nghệ Tĩnh.

[CHUẨN NHẤT] Chiếu cần vương là gì?

Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.

Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Vũ khí: Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.

Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 03/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads