logo

Nội dung chính bài Prô-mê-tê và loài người SGK Ngữ văn 10 trang 15 (CTST)

Giới thiệu Nội dung chính bài Prô-mê-tê và loài người SGK Ngữ văn 10 trang 15 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Prô-mê-tê và loài người.

Bài Prô-mê-tê và loài người SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là hai anh em được giao nhiệm vụ tạo ra thêm nhiều cái gì đó để thế gian thêm vui. Ê-pi-mê-tê tranh ngay nhiệm vụ đó và tạo ra muôn loài cho thế gian. Mỗi loài đều có những điểm mạnh riêng. Khi Prô-mê-tê đến kiểm tra thì phát hiện có một loài vật chẳng có điểm mạnh gì. Và đó chính là con người. Thần Prô-mê-tê lo lắng làm sao để con người sống sót được giữa thế gian. Vì vậy đã nhào nặn con người có ngoại hình tinh tế như những vị thần và ban cho con người ngọn lửa – thứ giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


1. Giới thiệu về tác giả 

- Tác giả dân gian.

- Theo Nguyễn Văn Khỏa trong “Thần Thoại Hy Lạp” (Tập 1).


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

Xuất xứ: Văn được được trích trong Thần thoại Hy Lạp, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, trang 79-81, Nguyễn Văn Khỏa

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Tóm tắt: Vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là hai anh em được giao nhiệm vụ tạo ra thêm nhiều cái gì đó để thế gian thêm vui. Ê-pi-mê-tê tranh ngay nhiệm vụ đó và tạo ra muôn loài cho thế gian. Mỗi loài đều có những điểm mạnh riêng. Khi Prô-mê-tê đến kiểm tra thì phát hiện có một loài vật chẳng có điểm mạnh gì. Và đó chính là con người. Thần Prô-mê-tê lo lắng làm sao để con người sống sót được giữa thế gian. Vì vậy đã nhào nặn con người có ngoại hình tinh tế như những vị thần và ban cho con người ngọn lửa – thứ giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Nội dung chính bài Prô-mê-tê và loài người SGK Ngữ văn 10 trang 15 (CTST)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm

Nội dung chính 

Vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là hai anh em được giao nhiệm vụ tạo ra thêm nhiều cái gì đó để thế gian thêm vui. Ê-pi-mê-tê tranh ngay nhiệm vụ đó và tạo ra muôn loài cho thế gian. Mỗi loài đều có những điểm mạnh riêng. Khi Prô-mê-tê đến kiểm tra thì phát hiện có một loài vật chẳng có điểm mạnh gì. Và đó chính là con người. Thần Prô-mê-tê lo lắng làm sao để con người sống sót được giữa thế gian. Vì vậy đã nhào nặn con người có ngoại hình tinh tế như những vị thần và ban cho con người ngọn lửa – thứ giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Làm thế nào bây giờ”: Quá trình tạo ra thế giới muôn loài và con người của Ê -pi -mê- tê

- Phần 2: Tiếp theo đến “trao cho loài người”: Prô – mê – tê hoàn thiện lại con người và trao cho con người lửa.

- Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Truyện giúp người đọc hình dung sự hình thành con người và thế giới muôn loài. Từ đó, ca ngợi công lao to lớn của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã cho mỗi loại có những đặc ân, “vũ khí” riêng và giúp cuộc sống trở nên tươi sáng và phong phú hơn.

- Qua Prô-mê-tê và loài người, ta thấy cách nhận thức và lý giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa, xuất phát từ tình thương và mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn của các vị thần.

- Qua câu chuyện, người xưa còn muốn gửi gắm thông điệp: mỗi loài (con vật, con người) đều cần có những đặc ân riêng, “vũ khí” riêng, sức mạnh riêng để có thể phòng thân, hộ mệnh, tự lập, tự bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

Giá trị nghệ thuật

- Mang những đặc trưng của thể loại thần thoại như không gian không xác định nơi chốn cụ thể, thời gian cổ sơ

- Nhân vật điển hình, mang sức mạnh phi thường

- Cốt truyện tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Qua truyện Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?

Lời giải

- Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :

+ Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô - tem, quan niệm vạn vật tương giao.

+ Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.

+ Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần...

- Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại

- Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

Câu 2: Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?

Lời giải

Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng rất có giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay vì giúp trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em hiểu hơn về các sự vật quanh mình.

Câu 3: Qua các truyện thần thoại đã học và truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn thấy cần chú ý gì khi tìm hiểu thể loại thần thoại?

Lời giải

Chú ý vào những điểm sau

Cốt truyện của thần thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết. Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện. Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).

Nhân vật chính trong thần thoại là thần. Thần trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo. Thần được gọi bằng những tên khác nhau như: Ông, bà, thần, tinh, trời,...các vị thần trong thần thoại khác nhau ở chức năng, việc làm.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022