logo

Nội dung chính bài Gặp Ka-ríp và Xi-la SGK Ngữ văn 10 trang 43 (CTST)

Giới thiệu Nội dung chính bài Gặp Ka-ríp và Xi-la SGK Ngữ văn 10 trang 43 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Gặp Ka-ríp và Xi-la.

Bài Gặp Ka-ríp và Xi-la SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Đoạn trích “Gặp Ka-ríp và Xi-la” kể về cuộc hành trình trên biển của Ô-đi-xê và các bạn đồng hành khi gặp các quái vật biển.


1. Giới thiệu về tác giả 

Tác giả Hô-me-rơ

Tiểu sử

- Hô-me-rơ là nhà thơ huyền thoại của Hy Lạp cổ đại, được coi là tác giả của sử thi I-li-át và Ô-đi-xê. Ông được coi là một trong những nhà thơ Hy Lạp cổ đại xuất sắc nhất.

- Một số tài liệu từ thời cổ đại ước định Hô-me-rơ sống trong khoảng thế kỉ VIII - VII trước Công nguyên, nhưng không thống nhất về quê quán của nhà thơ, không rõ ở Hy Lạp hay ở Tiểu Á.

- Theo truyền thuyết, ông bị mù và là một người hát rong - kể chuyện tài năng.

- Một số học giả cho rằng Hô-me-rơ có thể là một cái tên hư cấu, hoặc là tên gọi chung cho một tập thể người hát rong - kể chuyện từ thời cổ đại

- Dù thế nào đi nữa, hai bộ sử thi cùng các tác phẩm được coi là của Hô-me-rơ cũng trở thành những mẫu mực của văn chương đối với nhiều thời đại về sau.

Sự nghiệp văn học

- Hai tác phẩm nổi tiếng của ông là I-li-at và Ô-đi-xê được ghi chép lại chính thức vào thế kỉ thứ VI trước công nguyên theo lệnh của bạo chúa Athena lúc bấy giờ là Peisistrator. Tác phẩm I-li-at có nội dung dựa trên các thần thoại về cuộc chiến thành Troy, còn nội dung của Ô-đi-xê là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Ô-đi-xê và hành trình trở về quê hương gian nan của người anh hùng này.


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Thể loại: Sử thi

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích được trích từ sử thi Ô-đi-xê (Phan Thị Mến dịch) một tác phẩm sử thi lớn của Hy Lạp. Đoạn trích thuộc khúc thứ XII của sử thi.

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Người kể chuyện: Người kể chuyện ngôi thứ 3

Tóm tắt: Đoạn trích “Gặp Ka-ríp và Xi-la” nói cuộc đi thuyền của Ô-đi-xê với những người bạn của mình. Tại đây, Ô-đi-xê đã gặp phải những thử thách như tiếng hát của nàng Xiren quyến rũ, chàng dặn các bạn của mình khi gặp tiếng hát nàng Xi-ren phải trói mình vào. Nhưng khi đi vào biển, biển động khiến cả thuyền sợ hãi trước một bên là Xi-la và một bên là Ka-rip. Trong lúc lơ đãng chỉ chú ý đến Ka-rip thì Xi-la đã bắt mất sáu tay trèo khỏe nhất. Khi kịp nhìn lại, họ đang giãy giụa và đã chết. 

Nội dung chính bài Gặp Ka-ríp và Xi-la SGK Ngữ văn 10 trang 43 (CTST)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Đoạn trích “Gặp Ka-ríp và Xi-la” kể về cuộc hành trình trên biển của Ô-đi-xê và các bạn đồng hành khi gặp các quái vật biển.

Bố cục Gặp Ka-ríp và Xi-la

Gồm có 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu … cởi trói cho tôi): Thuyền của Ô – đi – sê trước khi gặp thử thách

- Phần 2 (tiếp theo … chỗ chết): Thuyền của Ô – đi – sê khi mới gặp Xi-ta

- Phần 3 (còn lại): Thuyền của Ô-đi-sê trong cuộc chiến với Xi-ta và Ka-ríp


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Văn bản cho thấy tinh thần tỉnh táo, dũng cảm và mưu trí của Ô-đi-xê và những người anh hùng là bạn của ông trên hành trình đi qua

- Thể hiện phần nào được hành trình vượt biển cả đầy khó khăn, gian khổ của Ô-đi-xê và những người bạn

- Khắc họa hình tượng nhân vật Ô-đi-xê như một vị lãnh đạo, chỉ huy và dẫn dắt cả đoàn băng qua biển

- Cho thấy tấm lòng ca ngợi, trân trọng và đồng cảm với những người anh hùng được nhắc tới trong văn bản của người viết

- Đưa ra bài học khuyên con người phải biết vượt qua những cám dỗ, thử thách trong cuộc sống để thành công

Giá trị nghệ thuật

- Văn bản thể hiện được đặc trưng của thể loại thần thoại về ngôn từ, hình tượng nhân vật,...

- Nhân vật được xây dựng trong văn bản là kiểu nhân vật điển hình, đại diện cho những người anh hùng cổ đại

- Không gian, thời gian không xác định

- Các hiện tượng quái vật trên biển đều xuất phát từ tự nhiên, cho thấy thời gian của cộng đồng và một không gian sử thi rộng lớn, thường gắn liền với những cuộc phiêu lưu của các vị anh hùng.


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Thử thách ngọt ngào chỉ là một trong nhiều nhan đề có thể đặt cho phần văn bản trên đây. Theo bạn nhan đề đó có phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản không? Nếu được yêu cầu đề xuất một nhan đề khác, bạn đề xuất nhan đề gì? Giải thích lí do.

Lời giải

Bạn cần xác định các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện (lời kể), lời của nhân vật (lời thoại) và tương quan (về dung lượng) giữa hai thành phần lời văn này trong các văn bản Gặp Ka-rip và Xi-la, Thử thách ngọt ngào . Do vậy trước hết, bạn cần nắm vững các khái niệm thuộc tri thức đọc hiểu nếu trên.

Câu 2: Điền vào bảng dưới đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện trong tương quan với lời của nhân vật trong hai văn bản Thử thách Ka-rip và Xi-la trich sử thi Ô-đi-về (làm vi ngọt ngào và Gặp Ka-rip và Xi-la trích 

Các yếu tố Gặp Ka-rípnvaf Xi-la Thử thách ngọt ngào
Người kể chuyện    
Nội dung câu chuyện    
Điểm nhìn    
Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật    

Lời giải

Các yếu tố

Gặp Ka- ríp và Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện Người kể chuyện ngôi thứ nhất Người kể chuyện ngôi thứ ba
Nội dung câu chuyện Kể về hành trình nguy hiểm của bản thân và đồng đội Kể về cuộc đối thoại của hai nhân vật chính sau 20 năm xa cách
Điểm nhìn Điểm nhìn của nhân vật chính trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất Điểm nhìn của người kể chuyện dịch chuyển qua từng nhân vật
Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật Lời của người kể chuyện cũng là lời của nhân vật Ô-đi-xê, lời thoại của các nhân vật khác Lời của nhân vật chiếm ưu thế nhưng lời của người kể chuyện cũng rất quan trọng.

Câu 3: Chọn một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hoặc Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn) và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản.

Lời giải

+ “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”;

+ “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

⇒Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022