logo

Nội dung bài tập đọc Phân xử tài tình?

icon_facebook

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Nội dung bài tập đọc Phân xử tài tình?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về …. do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: Nội dung bài tập đọc Phân xử tài tình?

    Bài đọc phân xử tài tình là câu chuyện về một vị quan thông minh, xử án giỏi và rất công bằng. Ông tìm ra người phụ nữ định lừa đảo để lấy miếng vải, tìm ra chú tiểu ăn trộm tiền của chùa. Ông đã giữ gìn sự công bằng cho cuộc sống.


Kiến thức mở rộng về bài tập đọc Phân xử tài tình


1. Bài tập đọc Phân xử tài tình

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

      Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

     - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.

     Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

     - Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

Nội dung bài tập đọc Phân xử tài tình?

     Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

     - Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

     Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

      Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.

      Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:

     - Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.

      Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.

Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

- Quan án: Chức quan thời xưa chuyện lo việc điều tra và xét xử

- Vãn cảnh: Đến ngắm cảnh đẹp

- Biện lễ: Lo liệu, sắm sửa lễ vật

- Sư sãi: Những người tu hành ở chùa nói chung

- Đàn: Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ

- Chạy đàn: Nghi lễ chạy quanh đàn cúng


2. Ý nghĩa câu chuyện Phân xử tài tình

- Ca ngợi trí thông  minh, tài xử kiện của vị quan án.

- Bố cục: Bài văn Phân xử tài tình được chia làm 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “…cúi đầu nhận lỗi”: Quan án phân xử vụ hai người đàn bà tranh nhau tấm vải

– Phần 2: Đoạn còn lại: Quan án  phân xử vụ mất trộm  tiền trong chùa.


3. Nội dung bài học

Câu 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử sự việc gì?

Trả lời:

- Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử

Câu 2: Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Trả lời:

- Quan đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra người lấy cắp :

+ Đòi người làm chứng nhưng không có.

+ Cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau.

+ Cho xé tấm vải ra làm đôi, mỗi người một nửa. Một người bật khóc.

- Quan bảo đưa tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.

- Sở dĩ quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì chỉ có người chủ thực sự của tấm vải, người vất vả làm ra nó mới tiếc khi tấm vải bị xé.

Câu 3: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

Trả lời:

Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

-  Cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

-  Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm.

- Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

Câu 4: Vì sao quan án dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng:

a)  Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b)  Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c)  Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ các ý và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt (phương án b).

icon-date
Xuất bản : 31/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads