logo

Niên hiệu là gì?

icon_facebook

Niên hiệu là danh hiệu của vị vua được đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi các ngài, thay vì tên chánh, đồng thời để tính năm trị vì. Khi vua Tự Đức (1848-1883) ra chiếu chỉ soạn thảo bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, thì dụ chỉ khởi đầu bằng câu: Tự Đức năm thứ tám, tháng 12 ngày 15 (tức 22-1-1856 tây lịch). Mỗi khi đặt niên hiệu, vua coi đó là biến cố quan trọng nên thường đại xá cho các phạm nhân.


Câu hỏi: Niên hiệu là gì

Niên hiệu là danh hiệu của vị vua dưới các triều đại phong kiến thường đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi các ngài, thay vì tên chánh. Niên hiệu khẳng định quyền cai trị của các vị vua và phân biệt thời kỳ cai trị của vị vua khác của các triều đại phong kiến.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nguồn Gốc Niên Hiệu

[CHUẨN NHẤT] Niên hiệu là gì?

Một số vị vua Việt Nam

- Niên hiệu bắt nguồn từ triều đình Trung Quốc. Năm 140 TCN, Hán Vũ Đế Lưu Triệt là người đầu tiên đặt niên hiệu cho mình là Kiến Nguyên. Từ đó về sau, vua Tàu nào cũng có một hay nhiều niên hiệu.

- Ở nước ta, Lý Bôn (544-549) là vua đầu tiên đặt niên hiệu là Thiên Đức. Từ Triệu Quang Phục (549-571) đến Ngô Xương Ngập (950-965), chúng tôi chưa biết được niên hiệu của những vị vua trong thời gian này. Nhưng từ Đinh Tiên Hoàng (968-979) đến vua Bảo Đại (1926-1945), vị nào cũng có niên hiệu. Ngoài ra, dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, chỉ có vua Lê được đặt niên hiệu, còn chúa Trịnh hay chúa Nguyễn, dù có thực quyền, vẫn bị coi là thần dân, nên không có niên hiệu.


2. Nguyên tắc chọn niên hiệu

- Có thể thấy, niên hiệu như một cái tên thứ hai của mỗi vị vua. Đó không chỉ là tên, là đại diện của vị vua đó mà còn là khẳng định quyền cai trị của vị vua đó và phân biệt với thời kỳ cai trị của vị vua khác ở các triều đại phong kiến khác. Do đó, việc quyết định niên hiệu là vô cùng quan trọng. Thông thường, khi lựa chọn niên hiệu, sẽ có hai nguyên tắc quan trọng khi đặt niên hiệu bao gồm: về mặt phát âm và về mặt ý nghĩa

+ Về mặt phát âm, phải chọn chữ nào đọc lên nghe âm vang và trong sáng.

+ Về mặt ý nghĩa, phải chọn chữ nói lên được sự tốt lành, thái bình, và đội ơn thần linh.

- Hình thức của niên hiệu thì không bắt buộc phải có bao nhiêu chữ, nhưng thông thường niên hiệu có 2 chữ, cũng có 3, 4, và nhiều nhất là 6 chữ.

>>> Xem thêm: Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào đặt niên hiệu là gì?


3. Thay đổi niên hiệu tại nước ta.

Tại Việt Nam, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) được tiếng là nhân từ, đổi niên hiệu 8 lần và là vua có nhiều niên hiệu nhất.

Tại Việt Nam, mỗi khi trong nước có loạn lạc, dịch tễ, mất mùa, đói kém, nhà vua tin rằng mình là con trời, đã không làm tròn nhiệm vụ, đã vi phạm lỗi lầm nên cần phải sửa đổi ăn năn. Thiện chí này được biểu lộ bằng cách thay đổi niên hiệu. Khi thay đổi niên hiệu, các vua tin rằng sẽ đem lại sự bình an và may mắn cho dân chúng. Bằng chứng là năm 1628, đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tộ, có nạn đói kém nên năm 1629 vua đổi niên hiệu thành Ðức Long.


4. Niên hiệu của các Vua Việt Nam 

Niên hiệu

Tây lịch

Tên vua

Đại Đức (Thiên Đức)

544-548

Lý Nam Đế

Thiên Đức (Đại Đức)

544-548

Lý Nam Đế

Thái Bình

970-980

Đinh Tiên Hoàng

Thiên Phúc

980

Đinh Toàn (Đinh Phế Đế)

Thiên Phúc

980-988

Lê Hoàn

Hưng Thống

989-993

Lê Hoàn

Ứng Thiên

994-1005

Lê Hoàn

Ứng Thiên

1005-1007

Lê Ngọa Triều

Cảnh Thụy

1008-1009

Lê Ngọa Triều

Thuận Thiên

1010-1028

Lý Thái Tổ

Thiên Thành

1028-1034

Lý Thái Tông

Thông Thụy

1034-1039

Lý Thái Tông

Càn Phù Hữu Đạo

1039-1042

Lý Thái Tông

Minh Đạo

1042-1044

Lý Thái Tông

Thiên Cảm Thánh Vũ

1044-1049

Lý Thái Tông

Sùng Hưng Đại Bảo

1049-1054

Lý Thái Tông

Long Thụy Thái Bình

1054-1058

Lý Thánh Tông

Chương Thánh Gia Khánh

1059-1065

Lý Thánh Tông

Long Chương Thiên Tự

1066-1068

Lý Thánh Tông

Thiên Huống Bảo Tượng

1068-1069

Lý Thánh Tông

Thần Vũ

1069-1072

Lý Thánh Tông

Thái Ninh

1072-1076

Lý Nhân Tông

Anh Vũ Chiêu Thắng

1076-1084

Lý Nhân Tông

Quảng Hựu

1085-1092

Lý Nhân Tông

Hội Phong

1092-1100

Lý Nhân Tông

Long Phù

1101-1109

Lý Nhân Tông

Hội Tường Đại Khánh

1110-1119

Lý Nhân Tông

Thiên Phù Duệ Vũ

1120-1126

Lý Nhân Tông

Thiên Phù Khánh Thọ

1127

Lý Nhân Tông

Thiên Thuận

1128-1132

Lý Thần Tông

Thiên Chương Bảo Tự

1133-1138

Lý Thần Tông

Thiệu Minh

1138-1140

Lý Anh Tông

Đại Định

1140-1162

Lý Anh Tông

Chính Long Bảo Ứng

1163-1174

Lý Anh Tông

Thiên Cảm Chí Bảo

1174-1175

Lý Anh Tông

Trinh Phù

1176-1186

Lý Cao Tông

Thiên Tư Gia Thụy

1186-1202

Lý Cao Tông

Thiên Gia Bảo Hựu

1202-1205

Lý Cao Tông

Trị Bình Long Ứng

1205-1210

Lý Cao Tông

Kiến Gia

1211-1224

Lý Huệ Tông

Thiên Chương Hữu Đạo

1224-1225

Lý Chiêu Hoàng

Kiến Trung

1225-1232

Trần Thái tông

Thiên Ứng Chính Bình

1232-1251

Trần Thái Tông

Nguyên Phong

1251-1258

Trần Thái Tông

Thiệu Long

1258-1272

Trần Thánh Tông

Bảo Phù

1273-1278

Trần Thánh Tông

Thiệu Bảo

1279-1285

Trần Nhân Tông

Trùng Hưng

1285-1293

Trần Nhân Tông

Hưng Long

1293-1314

Trần Anh Tông

Đại Khánh

1314-1323

Trần Minh Tông

Khai Thái

1324-1329

Trần Minh Tông

Khai Hựu

1329-1341

Trần Hiến Tông

Thiệu Phong

1341-1357

Trần Dụ Tông

Đại Trị

1358-1369

Trần Dụ Tông

Đại Định

1369-1370

Dương Nhật Lễ

Thiệu Khánh

1370-1372

Trần Nghệ Tông

Long Khánh

1372-1377

Trần Duệ Tông

Xương Phù

1377-1388

Trần Phế Đế

Quang Thái

1388-1398

Trần Thuận Tông

Kiến Tân

1398-1400

Trần Thiếu Đế

Thánh Nguyên

1400

Hồ Quý Ly

Thiệu Thành

1401-1402

Hồ Hán Thương

Khai Đại

1403-1407

Hồ Hán Thương

Hưng Khánh

1407-1409

Giản Định Đế (Trần Ngỗi)

Trùng Quang

1409-1413

Trần Quý Khoáng

Thuận Thiên

1428-1433

Lê Thái Tổ

Thiệu Bình

1434-1439

Lê Thái Tông

Đại Bảo(Thái Bảo)

1440-1442

Lê Thái Tông

Thái Hòa (Đại Hòa)

1443-1453

Lê Nhân Tông

Diên Ninh

1454-1459

Lê Nhân Tông

Thiên Hưng

1459-1460

Lê Nghi Dân

Quang Thuận

1460-1469

Lê Thánh Tông

Hồng Đức

1470-1497

Lê Thánh Tông

Cảnh Thống

1498-1504

Lê Hiến Tông

Thái Trinh

1504

Lê Túc Tông

Đoan Khánh

1505-1509

Lê Uy Mục

Hồng Thuận

1509-1516

Lê Tương Dực

Quang Thiệu

1516-1522

Lê Chiêu Tông

Thống Nguyên

1522-1527

Lê Cung Hoàng

Minh Đức

1527-1529

Mạc Thái Tổ

Đại Chính

1530-1540

Mạc Thái tông

Nguyên Hòa

1533-1548

Lê Trang Tông

Quảng Hòa

1541-1546

Mạc Hiến Tông

Vĩnh Định

1547

Mạc Tuyên Tông

Cảnh Lịch

1548-1553

Mạc Tuyên Tông

Thuận Bình

1548-1556

Lê Trung Tông

Quang Bảo

1554-1561

Mạc Tuyên Tông

Thiên Hựu

1556-1557

Lê Anh Tông

Chính Trị

1558-1571

Lê Anh Tông

Thuần Phúc

1562-1565

Mạc Mậu Hợp

Sùng Khang

1566-1577

Mạc Mậu Hợp

Hồng Phúc

1572-1573

Lê Anh Tông

Gia Thái

1573-1577

Lê Thế Tông

Diên Thành

1578-1585

Mạc Mậu Hợp

Quang Hưng

1578-1599

Lê Thế Tông

Đoan Thái

1586-1587

Mạc Mậu Hợp

Hưng Trị

1588-1590

Mạc Mậu Hợp

Hồng Ninh

1591-1592

Mạc Mậu Hợp

Bảo Định

1592

Mạc Kính Chỉ

Vũ An

1592-1593

Mạc Kính Toàn

Khang Hựu

1593

Mạc Kính Chỉ

Càn Thống

1593-1625

Mạc Kính Cung

Thận Đức

1600-1600

Lê Kính Tông

Hoằng Định

1600-1619

Lê Kính Tông

Vĩnh Tộ

1619-1629

Lê Thần Tông

Đức Long

1629-1635

Lê Thần Tông

Long Thái

1618-1625

Mạc Kính Khoan

Dương Hòa

1635-1643

Lê Thần Tông

Thuận Đức

1638-1677

Mạc Kính Vũ

Phúc Thái

1643-1649

Lê Chân Tông

Khánh Đức

1649-1653

Lê Thần Tông

Thịnh Đức

1653-1658

Lê Thần Tông

Vĩnh Thọ

1658-1662

Lê Thần Tông

Vạn Khánh

1662

Lê Thần Tông

Cảnh Trị

1663-1671

Lê Huyền Tông

Dương Đức

1672-1674

Lê Gia Tông

Đức Nguyên

1674-1675

Lê Gia Tông

Vĩnh Trị

1676-1680

Lê Hy Tông

Chính Hòa

1680-1705

Lê Hy Tông

Vĩnh Thịnh

1705-1720

Lê Dụ Tông

Bảo Thái

1720-1729

Lê Dụ Tông

Vĩnh Khánh

1729-1732

Lê Đế Duy Phường

Long Đức

1732-1735

Lê Thuần Tông

Vĩnh Hựu

1735-1740

Lê Ý Tông

Cảnh Hưng

1740-1786

Lê Hiển Tông

Thái Đức

1778-1793

Nguyễn Nhạc

Chiêu Thống

1787-1789

Lê Chiêu Thống (Mẫn Đế)

Quang Trung

1788-1792

Nguyễn Huệ

Cảnh Thịnh

1793-1801

Nguyễn Quang Toản

Bảo Hưng

1801-1802

Nguyễn Quang Toản

Gia Long

1802-1819

Nguyễn Thế Tổ

Minh Mạng

1820-1840

Nguyễn Thánh Tổ

Thiệu Trị

1841-1847

Nguyễn Hiến Tổ (Miên Tông)

Tự Đức

1848-1883

Nguyễn Dực Tông

Dục Đức

1883

Nguyễn Dục Đức

Hiệp Hòa

1883

Nguyễn Hiệp Hòa

Kiến Phúc

1883-1884

Nguyễn Giản Tông

Hàm Nghi

1885-1888

Nguyễn Hàm Nghi

Đồng Khánh

1886-1888

Nguyễn Cảnh Tông

Thành Thái

1889-1907

Nguyễn Thành Thái

Duy Tân

1907-1916

Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San)

Khải Định

1916-1925

Nguyễn Hoằng Tông (Bửu Đảo)

Bảo Đại

1926-1945

Nguyễn Bảo Đại (Vĩnh Thụy

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads