Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng của người Kinh, Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để làm nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn., dù khách riêng của gia đình hay chung của làng.
Trả lời:
Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để: Làm nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Thông thường, những nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng đó giàu có và thịnh vượng.
Nhà rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân dàng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba na…ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Nhà Rông là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta đã được những người dân tộc lưu giữa lại từ bao đời nay, tuy qua thời gian đã không ít mai một nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Mặc dù không biết mô hình kết cấu nhà Rông Tây Nguyên đã xuất hiện từ khi nào nhưng khi mới thành lập làng những người dân tộc không quên xây dựng cho mình một ngôi nhà chung, giống như nhà văn hóa của dân làng người Kinh vậy.
Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông giữ một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh những giá trị vật chất nó là nơi ẩn chứa những tần văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dự báo của những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, vũ trụ. Là sự thể hiện tình đoàn kết, gắn kết keo sơn của con người Tây nguyên cũng như người dân Việt Nam sẽ không mai một.
Người ta đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua kích thước, kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà Rông cấp tỉnh, cấp huyện hoặc nhà Rông liên làng bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định. Xưa kia đã là làng Tây Nguyên, thì phải có nhà Rông.
Nhà Rông Tây Nguyên rất hiện thực mà cũng rất huyền ảo. Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần và đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quý cho hôm nay và mai sau. Giữ được nguyên vẹn kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên như giữ được “trái tim” của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những “huyền thoại mới” bên cạnh những sử thi lẫy lừng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa rạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
Ý nghĩa văn hóa thiêng liêng của nhà Rông thể hiện:
+ Nơi lưu trữ, thờ cúng những hiện vật có vai trò giống thần bản mệnh của dân làng như hòn đá, con dao, sừng trâu, cồng, chiêng,…
+ Không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, là nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng lên nhà Rông, cúng mừng chiến sĩ,…
+ Nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi
+ Nơi gặp gỡ, hẹn hò, tỏ tình và kết tóc se duyên của những nam thanh nữ tú chưa có người yêu
a. Vị trí xây dựng nhà Rông
Theo văn hóa của dân tộc Tây Nguyên, nhà Rông xây dựng theo nghi thức trang trọng. Trước khi tiến hàng xây dựng, các già làng trong làng sẽ tụ tập lại để bàn bạc và chọn nơi xây dựng.
Nơi dựng nhà Rông phải là nơi cao ráo, thoáng mát. Và phải được xây ở trung tâm làng và dễ nhìn thấy từ phía xa.
b. Kiến trúc nhà Rông
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. Nhiều người ví mái nhà Rông giống như cánh buồm no gió, nhưng có lẽ gần gũi hơn là hình ảnh của lưỡi rìu, lưỡi búa trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Tuy nhiên nó không phải là mặt phẳng mà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu.
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn làng.
Phân loại: Có 2 loại nhà Rông ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống có mái to cao chót vót, có hà cao đến 30m.
Câu 1. Con hãy cho biết để giúp cho nhà bền và chắc, nhà rông thường được làm bằng những loại gỗ nào?
a. gụ
b. Lim
c. Thông
d. Xoan
e. Sến
f. táu
Câu 2. Nhà rông phải làm cao vì những nguyên nhân nào?
a. Làm nhà cao mới đẹp và thoáng.
b. Để tránh voi đi qua bị đụng sàn.
c. Khi múa rông chiêng, ngọn giáo không làm vướng mái.
d. Làm nhà cao sẽ mát mẻ hơn.
Câu 3. Em hãy cho biết gian đầu nhà rông thờ gì?
a. Thờ thần Đất.
b. Thờ thần làng.
c. Thờ các già làng đã qua đời.
Câu 4. Hòn đá thần treo ở gian đầu có gì đặc biệt?
a. Đó là hòn đá mang nhiều sức mạnh và có phép thuật.
b. Đó là hòn đá được truyền từ đời này sang đời khác.
c. Đó là hòn đá do già làng nhặt khi chọn đất lập làng.
Câu 5. Xung quanh hòn đá người Tây Nguyên bày trí như thế nào
a. Treo thêm vào đó nhiều bông hoa đẹp.
b. Bày lên đó những vật phẩm để tế thần.
c. Treo những cành hoa đan bằng tre và những vũ khí, nông cụ cha ông để loại và chiêng trống cũng tế.
Câu 6. Con hãy cho biết đâu là trung tâm của nhà rông?
a. Bếp lửa.
b. Gian giữa.
c. Gian đầu.
d. Gian giữa và bếp lửa.