logo

Nhận định nào không đúng với đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo?

Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn sau của giai đoạn Tiền Cambri, là giai đoạn phát triển trong sự hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam. Vậy, nhận định nào không đúng với đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Nhận định nào không đúng với đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo?

A. Diễn ra trong một thời gian khá dài, tới 475 triệu năm.

B. Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên ở nước ta.

C. Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta rất phát triển :

D. Các đá biến chất cổ nhất của nước ta được phát hiện trong thời kì này ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Các đá biến chất cổ nhất của nước ta được phát hiện trong thời kì này ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.

Nhận định không đúng với đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo là các đá biến chất cổ nhất của nước ta được phát hiện trong thời kì này ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta vì: Nhiều bộ phận lãnh thổ được nâng lên trong các pha uốn nếp để tạo nên hình dạng lãnh thổ.

Giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam. Giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài, tới 474 triệu năm bắt đầu từ kỉ Cambri cách đây 542 triệu năm và kết thúc vào kỉ Kreta cách đây 65 triệu năm. Giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trog lịch sử phát triển tự nhiên nước ta : biển tiến, vận động tạo núi, uốn nếp. Giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn lớp vỏ cảnh quang địa lí nhiệt đới nước ta đã rất phát trển.

Nhận định nào không đúng với đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo?

Đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo là hoạt động uốn nếp diễn ra ở nhiều nơi:

+ Trong đại Cổ sinh: hình thành các khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kom Tum.

+ Trong đại Trung sinh: xuất hiện các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam, Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, các dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc, khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo hoạt động uốn nếp sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit và các khoáng sản: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý…Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm đã hình thành và ngày càng phát triển. Dấu vết để lại là các hóa đá than tuổi Trung sinh, hóa đá san hô tuổi Cổ sinh và nhiều hóa đá cổ khác.

Các đá biến chất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm ở giai đoạn Tiền Cambri. Vậy, nhận định không đúng với đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo là các đá biến chất cổ nhất của nước ta được phát hiện trong thời kì này ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn.

>>> Xem thêm: Kỉ Đệ Tam là tên gọi khác của hai kỉ nào sau đây?

icon-date
Xuất bản : 28/08/2022 - Cập nhật : 28/08/2022