Trước đây Kainozoi gồm hai kỷ là Đệ Tam và Đệ Tứ, ngày nay Kỉ Đệ Tam là tên gọi khác của hai kỉ là Nêogen và Palêogen. Nhờ vậy, ta biết được nguồn gốc sinh ra của các kỉ trong sinh giới.
Câu hỏi: Kỉ Đệ Tam là tên gọi khác của hai kỉ nào sau đây?
A. Đệ tứ và Nêogen.
B. Nêogen và Palêogen.
C. Palêogen và Krêta.
D. Krêta và Jura.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Nêogen và Palêogen.
Kỉ Đệ Tam là tên gọi khác của hai kỉ là Nêogen và Palêogen.
Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B
Kỷ Đệ Tam đã từng là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, kéo dài từ khi kết thúc kỷ Creta, vào khoảng 65 Ma trước, tới khi bắt đầu kỷ Đệ Tứ, vào khoảng 1,8 Ma.
Trước đây Kainozoi gồm hai kỷ là Đệ Tam và Đệ Tứ, ngày nay do kỷ Đệ Tam được phân thành hai kỷ Paleogen và Neogen nên Kainozoi gồm 3 kỷ (hệ). Tuy nhiên, tên gọi Đệ Tam cũng vẫn được dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử của hai kỷ Paleogen và Neogen.
Tên của kỷ Paleogen thể hiện tính chất cổ xưa của sinh giới so với kỷ tiếp sau (chữ Hy Lạp Paleo là cổ xưa, genos là sinh vật). Hệ này phân thành ba thống là Paleocen, Eocen và Oligocen. Hệ Neogen gồm hai thống là Miocen và Pliocen; tên gọi Neogen phản ánh tính chất đổi mới của sinh giới so với Paleogen (gốc chữ Hy Lạp neo là mới). Sinh giới của Neogen đã có nhiều nét gần gũi với hiện nay cả trong thành phần giống loài và phân bố địa lý. Do các mặt cắt Paleogen và Neogen chứa ít hóa thạch động vật biển, mà chủ yếu là hóa thạch động vật lục địa và biển kín nên việc đối sánh địa tầng của hai hệ Paleogen và Neogen trên thế giới gặp nhiều khó khăn.
>>> Tham khảo: Các khu vực núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam được hình thành chủ yếu trong chu kỳ vận động?