logo

Nguồn gốc hình thành băng

Chúng ta thường thấy những dòng sông băng, núi băng xuất hiện rất nhiều trên tivi với một màu trắng xóa. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc hình thành băng có từ đâu không? Hãy để Toploigiai giúp bạn tìm hiểu về băng nhé!


Băng là gì?

Băng hay nước đá là dạng rắn của nước. Dạng tồn tại phổ biến nhất của băng là Ih, hình thành khi nước đông đặc tại 0 độ C (273.15 K, 32 độ °F) tại áp suất khí quyển tiêu chuẩn, có tỉ trọng nhỏ hơn nước lỏng. Băng xuất hiện trong tự nhiên qua các dạng như tuyết, mưa đá, sông băng, các tảng băng ở địa cực.


Nguồn gốc hình thành băng

Nguồn gốc hình thành băng là do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài. 

Việc tuyết rơi liên tục và nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ một cách liên tục là nguyên nhân khiến tuyết có thể tích tụ tại chỗ khiến nó biến đổi thành băng. Các sông băng là những vật thể lớn nhất trên hành tinh của chúng ta và mặc dù chúng có vẻ cố định nhưng chúng di chuyển. Chúng có thể chảy rất chậm giống như sông và đi qua giữa các ngọn núi tạo ra các khe nứt và vùng băng giá. Chúng cũng có thể tạo thành đá và hồ.

Nguồn gốc hình thành băng

Băng cấu tạo thành sông băng khác với băng thông thường, nó không phải được đông kết từ băng đơn giản mà là từ tuyết. Khi ánh nắng chiếu xuống giữa các lớp tuyết, chúng tan ra một ít, sau đó đông kết lại, đầu tiên kết thành tuyết ở dạng hạt, tiến thêm một bước mới kết thành băng. Loại băng này hơi nhẹ hơn băng bình thường, gọi là băng của sông băng. 

Sông băng ở trên các đỉnh núi gọi là sông băng ở núi cao, còn sông băng ở hai vùng cực gọi là sông băng đại lục. Hầu như toàn bộ đại lục ở Nam Cực đều chìm ngập dưới lớp băng dày trên nghìn mét. 


Tìm hiểu về dòng sông băng

Một sông băng được coi là tàn tích cuối cùng Kỷ băng hà. Vào thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp buộc băng phải di chuyển về phía vĩ độ thấp hơn, nơi khí hậu hiện ấm hơn. Hiện tại, chúng ta có thể tìm thấy các loại sông băng khác nhau ở các dãy núi của tất cả các lục địa, ngoại trừ Australia và một số đảo ở đại dương. Giữa vĩ độ 35 ° bắc và 35 ° nam, sông băng chỉ có thể được nhìn thấy ở Dãy núi Rocky, trên dãy Andes, trên dãy Himalaya, ở New Guinea, Mexico, Đông Phi và trên núi Zard Kuh (Iran).

Nguồn gốc hình thành băng

Băng rất rắn, nhưng dưới tác dụng của trọng lực, nó vẫn chảy chậm chạp từ cao xuống thấp. Tốc độ chảy của sông băng nói chung một ngày đêm là 1 m, có những sông băng cá biệt ngày đêm có thể chảy hơn 20 m. Chúng đều có quy luật chung là băng càng dày, độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ chảy càng nhanh. 

Diện tích sông băng ở Nam Cực chiếm trên 85% toàn bộ diện tích sông băng. Theo tính toán tổng thể tích sông băng có khoảng 28 triệu km3. Đặc điểm của loại sông băng này là độ dốc không lớn, nó chỉ có độ nghiêng ở mép ngoài và hình thành những lưỡi băng kéo dài ra biển. Ở các dốc bờ biển, băng thường phát sinh nứt gãy, đồng thời phần băng chìm xuống biển được nước biển nâng lên, làm cho lưỡi băng bị gãy chất thành núi băng. Có lúc núi băng nổi trên biển gặp phải những lưỡi băng, hai bên đều bị gãy, hình thành núi băng mới. Hình dạng của núi băng chủ yếu là hình mặt bàn hoặc hình góc nhọn, những khối băng lớn có thể giữ lâu từ 2 – 10 năm nổi trên mặt biển hàng trăm mét. Bộ phận nổi trên mặt biển này chỉ chiếm khoảng 1/7 thể tích toàn khối băng. Những người đi biển ở các cực, khi húc phải núi băng thường xảy ra nguy hiểm, có lúc tàu bị đánh đắm. Con tàu Titanic nổi tiếng chính là húc vào núi băng mà bị đắm.

-------------------------------------

Các nhà nghiên cứu cho rằng biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu, làm thúc đẩy quá trình thu hẹp của các sông băng. Từ năm 2000 đến năm 2019, những sông băng này mất khoảng 5,4 nghìn tỷ tấn. Các quốc gia đang phải chật vật với việc biến mất các sông băng và tìm mọi biện pháp để giải quyết tình hình này.

icon-date
Xuất bản : 05/12/2022 - Cập nhật : 28/08/2023