logo

Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp

Câu hỏi: Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp của nước ta?

Trả lời: 

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp nước ta:

* Vị trí địa lí:

- Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. )

- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển..) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp

Ví dụ: TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có (nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).

* Nhân tố tự nhiên:

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

- Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,… Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.

Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.

* Khí hậu: 

Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

Ví dụ: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới. -> Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,...

* Các nhân tố tự nhiên khác:

- Đất đai - địa chất công trình để xây dựng nhà máy.

Ví dụ: Các trung tâm công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thị trấn, đô thị, thành phố lớn..đây là những khu vực địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định và giao thông dễ dàng.

- Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,...), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.

- Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,...), tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,...

Ví dụ: Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (nguồn thủy hải sản, nông sản...);  các tỉnh giáp biển hình thành các khu kinh tế ven biển phát huy thế mạnh tổng hợp kinh tế biển (Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,..).

* Nhân tố kinh tế – xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:

+ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp như phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.

+ Phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.

+ Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Chẳng hạn như các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.

- Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì quốc gia nào cũng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. 

Ví dụ:  Hiện nay, nhờ cơ chế thông thoáng mở rộng thị trường, nước ta đã có nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,.. (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...).

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -kĩ thuật: giao thông và thông tin liên lạc, điện nước là những hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản và quan trọng nhất để phát triển kinh tế ở một khu vực. Nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

+ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là hai đô thị có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ nhất nước ta. Vì vậy, đây là nơi thu hút mạnh nhất các nguồn vốn đầu tư, là hai trung tâm công nghiệp phát triển nhất cả nước.

+ Ngược lại, Trung du miền núi Bắc Bộ mặc dù có nguồn tài nguyên giàu có nhất cả nước nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa thu hút đầu tư phát triển kinh tế.

- Đường lối chính sách: chính sách mở cửa  hội nhập trong xu thế hiện nay sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.

Ví dụ: Nhờ chính sách đôi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị trường, duy trì nhều thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế (WTO, ASEAN...) đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.

Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vai trò của ngành công nghiệp nước ta nhé!


1. Vai trò của ngành công nghiệp nước ta

Công ngiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:

- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.

- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.

- Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.

- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp (ảnh 2)

2. Đặc điểm của ngành công nghiệp nước ta

a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động ⟶   Nguyên liệu.

- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu ⟶ Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

- Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.

Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp (ảnh 3)

b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

- Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.

c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

- Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).

+ Công nghiệp nặng (nhóm A): sản phẩm phục vụ cho sản xuất.


3. Phân loại ngành công nghiệp nước ta

a. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động:

- Công nghiệp khai thác: công nghiệp khai thác gỗ, khai thác mỏ, đánh cá….

- Công nghiệp chế biến: luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm….

b. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm

- Công nghiệp nặng (nhóm A): gồm các ngành sản xuất tư liệu sản xuất.

- Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản xuất sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con người.

+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.


4.  Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Giải bài tập 1 trang 120 SGK địa lý 10: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Trả lời:

Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế:

– Tạo ra lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thê tl thế được, cũng như các mặt hàng tiêu dùng phục vụ đời sống con người.

– Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và các ngành dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 

– Làm thay đổi sự phân công lao động, phát huy thế mạnh của mỗi vùng, giảm chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng.

– Tạo ra những sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, góp phần mờ rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập.

– Công nghiệp còn làm thay đổi phương pháp tồ chức, quản lí sản xuất. Đóng góp to lớn vào tốc độ tăng trưởng và tích lũy nền kinh tế.

Từ vai trò quan trọng của công nghiệp đối với kinh tế và xã hội, nên tỉ trọng công nghiệp trong GDP là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế.

Giải bài tập 2 trang 120 SGK địa lý 10: Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Trả lời:

Đặc điểm khác biệt của sản xuất công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp:

Công nghiệp

Nông nghiệp

– Sản xuất theo hai giai đoạn và có thể tiến hành đồng thời các giai đoạn, cách xa nhau về không gian và có sự phối hợp ti mỉ cùa các phân ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. – Sản xuất theo trình tự nhất định, bắt buộc, không thể đảo lộn, tuân thủ qui luật sinh học và tự nhiên của sinh vật.
– Sản xuất mang tính tập trung cao độ. – Sản xuất mang tính phân tán trong không gian.
– Đất chỉ có ý nghĩa là nơi để xây dựng, còn tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ. – Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
– Đối tượng lao dộng đa phần là vật thể không sống (như khoáng sản.:.). – Đối tượng lao động là cây trồng vật nuôi, là những vật thể sống.
– Đa phần các ngành công nghiệp không có tính mùa vụ, có thê tiến hành sản xuất quanh năm. – Sản xuất mang tính mùa vụ.
– Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên ổn định hơn. – Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên nên bấp bênh, thiếu ổn định.
– Yêu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật lớn; công nghệ và trình độ lao động cao. – Vốn đầu tư ít, công nghệ và trình độ lao động đơn giản.

Giải bài tập 3 trang 120 SGK địa lý 10: Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối vói sự phân bố công nghiệp.

Trả lời:

Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố công nghiệp có thể là: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng, thị trường, khoa học – công nghệ, chính sách phát triển… Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phân bố công nghiệp là tiến bộ khoa học – công nghệ:

+ Tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể công nghiệp; làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố công nghiệp trở nên hợp lí, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về qui luật phân bố sản xuất. Ví dụ: với phương pháp điện luyện hoặc lò thổi oxi, việc phân bố các xí nghiệp luyện kim đen không nhất thiết phải gắn với vùng nhiên liệu than…

+ Khoa học – công nghệ làm nảy sinh nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai, như công nghiệp điện tử – tin học, công nghiệp lọc – hóa dầu…

Giải bài tập 4 trang 120 SGK địa lý 10: Cho ví dụ cụ thể về các đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

Trả lời:

– Tính chất hai giai đoạn: để sản xuất ra các dụng cụ đun nấu (ấm, nồi, xoong, chảo…) người ta phải khai thác quặng (bô-xít…); sau đó nấu quặng thành nguyên liệu và đúc ra các sản phẩm. Hay để sản xuất ra các vật phẩm bằng nhựa (rổ nhựa, chậu nhựa, vỏ bút…) người ta tiến hành khai thác dầu mỏ; sau đó qua quá trình hóa lọc dâu, tinh chế phức tạp để sản xuất ra nhựa và tạo ra các vật phẩm bằng nhựa.

– Tính chất tập trung cao độ: ví dụ khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh – Hà Nội) có diện tích khoảng 302ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD, tập trung tới 17000 lao động, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2005 đạt 734 triệu USD.

– Nhiều phân ngành phức tạp, phân công lao động tỉ mỉ:

+ Công nghiệp nước ta có tới 29 phân ngành thuộc ba nhóm ngành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp cung cấp điện – nước – ga.

+ Để sản xuất ra một quyển sách cần sự phối hợp cùa nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp khai thác lâm sản, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp sản xuất mực in, công nghiệp in, ngoài ra cần sự hỗ trợ của công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cung cấp điện – nước…

icon-date
Xuất bản : 15/02/2022 - Cập nhật : 16/02/2022