logo

Người cùng tôi bên bờ biển bão đọc hiểu

Tôi ấn tượng nhất với câu thơ "Người làm nên cuộc đời". Bởi lẽ đây được coi là một câu thơ tóm gọn lại toàn bộ những gì tác giả đã nói ở trên. "Người" chỉ những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ  quanh năm bên việc đồng áng, tuy họ không biết chữ nhưng họ tạo nên tục ngữ, họ đi lên từ hai bờ tay trắng để xây đắp nên làng xóm, đền đài, phố thị. Dưới đây là đề Người cùng tôi bên bờ biển bão đọc hiểu. Mời các em cùng tham khảo !


Người cùng tôi bên bờ biển bão đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:

Người cùng tôi bên bờ biển bão

Người cùng tôi đầu ngọn gió mùa

Người vỡ rừng mở đất bao la

Bàn tay chai làm ra tất cả

Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn

Đi chân không, người thêu vạn hài cong

Mặc vải nâu, người dệt muôn sắc lụa.

Không biết chữ, người làm ra tục ngữ

Những thuyền to, chuông lớn, những vườn cây...

Đất đẫm mồ hôi và máu của người

Ngàn năm bị khinh thường, đầy đoạ

Đã hết thời vua quan, thời bọn chủ

Lần đầu tiên đất nước thuộc về người…

(Lưu Quang Vũ, Người cùng tôi, dẫn theo Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ ở đoạn trích trên?

Câu 2: Dựa vào đoạn trích, xác định những điều mà “Người” đã làm nên?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về từ “Người” trong văn bản trên?

Câu 4: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng?

Bàn tay chai làm ra tất cả

Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn

Bộ đề Người cùng tôi bên bờ biển bão đọc hiểu

Đáp án

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

Phong cách ngôn ngữ lãng mạn.

Câu 2:

Những điều mà " Người" đã làm nên: đồng hành những lúc khó khăn, vỡ rừng mở đất bao la, làm ra Làng xóm, đền đài, thành phố/ Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn, người làm nên giá trị tinh thần, người đã làm nên  đất nước

Câu 3:

Từ " Người" trong văn bản không phải để chỉ một người duy nhất mà dùng để chỉ tập thể những người lao động, những người đang hăng say, vất vả để làm nên thành quả vật chất và tinh thần, làm nên đất nước

Câu 4:

- Biện pháp tu từ:

+ Hoán dụ: Bàn tay chai: chỉ sự lao động chân tay vất vả, cực nhọc của nhân dân

+ Liệt kê: Làng xóm, đền đài, thành phố, tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn ; nêu ra cụ thể, điển hình những giá trị mà sức lao động của nhân dân nghìn đời đã tạo ra.

- Tác dụng:

+ Giúp cho sự diễn đạt trở nên cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh.

+ Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân ngàn đời, nhân dân đã tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần, mà suy rộng ra là họ đã tạo nên đất nước.

>>> Xem thêm: Đọc hiểu Quân trung từ mệnh tập


Người cùng tôi bên bờ biển bão đọc hiểu - Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:

“(1) Người cùng tôi bên bờ biển bão

Người cùng tôi đầu ngọn gió mùa

Người vỡ rừng mở đất bao la

Bàn tay chai làm ra tất cả

Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn

Đi chân không, người thêu vạn hài cong

Mặc vải nâu, người dệt muôn sắc lụa

Không biết chữ, người làm ra tục ngữ

Những thuyền to, chuông lớn, những vườn cây...

Người làm nên cuộc đời.

...

(2) Đôi khi người nổi giận

Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp

Như gió điên, như nước phá tung bờ

Người vung tay: cung điện ra tro

Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa

Người phân xử công minh ít bữa

Chia áo cơm khắp lượt dân nghèo

Rồi lại về cày ruộng, chăn trâu,

Đơm cá, bế con, nuôi gà, nấu rượu” [...].

(Lưu Quang Vũ, Người cùng tôi, dẫn theo Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ: 

Bàn tay chai làm ra tất cả

Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn

Câu 3:  “Người” trong đoạn thơ trên chỉ ai? Dựa vào đoạn thơ (1) thì “Người đã làm nên cuộc đời” ở những
phương diện nào?

Câu 4: Anh/Chị ấn tượng nhất với câu thơ nào ở đoạn (1)? Vì sao?

Đáp án

Câu 1: Thể thơ: Tự do.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ:

+ Hoán dụ: Bàn tay chai: chỉ sự lao động chân tay vất vả, cực nhọc của nhân dân

+ Liệt kê: Làng xóm, đền đài, thành phố, tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn ; nêu ra cụ thể, điển hình những giá trị mà sức lao động của nhân dân nghìn đời đã tạo ra.

- Tác dụng:

+ Giúp cho sự diễn đạt trở nên cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh.

+ Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân ngàn đời, nhân dân đã tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần, mà suy rộng ra là họ đã tạo nên đất nước.

Câu 3:

- Người: chỉ người nông dân qua bao nhiêu thế hệ của đất nước, mà rộng ra là nhân dân, người bình dân, người lao động.

- Người đã làm nên cuộc đời ở phương diện:

+ Vật chất : Nhân dân tạo ra đền đài, cung điện, thành phố, vỡ rừng mở đất,.. tạo ra những giá trị của cải, vật chất, tạo dựng nên cuộc sống bằng lao động.

+ Tinh thần : nhân dân làm ra tục ngữ, nén văn hiến, truyền thống học tập, nghệ thuật (điệu múa, cung đàn), tạo nên bản sắc dân tộc,...

Câu 4:

Tôi ấn tượng nhất với câu thơ "Người làm nên cuộc đời". Bởi lẽ đây được coi là một câu thơ tóm gọn lại toàn bộ những gì tác giả đã nói ở trên. "Người" chỉ những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ  quanh năm bên việc đồng áng, tuy họ không biết chữ nhưng họ tạo nên tục ngữ, họ đi lên từ hai bờ tay trắng để xây đắp nên làng xóm, đền đài, phố thị. Họ tạo nên những điệu múa riêng của từng dân tộc, họ mặc những thứ đồ giản dị để thuê dệt nên những bộ gấm vóc mang bản sắc văn hóa của riêng họ. Tất cả chỉ mình "Người" đã làm nên tất cả. Từ đó ta thêm trân quý những người dân lao động và ý thức hơn về trách nhiệm tuổi trẻ trong việc xây dựng đất nước ngày nay.

>>> Xem thêm: Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 19/11/2022