logo

Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. 


Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

(1) Thỉnh thoảng, khi ngồi ngắm mấy hòn đá nhỏ đặt bên cạnh hồ cá trước sân nhà, mẹ tôi lại tủm tỉm nhắc  lại một kỷ niệm vui ngày mới về làm dâu. Vốn tính gọn gàng, và ưa chăm sóc vườn cảnh, mới về mấy ngày mẹ  đã ra tay sắp xếp lại cái hồ cá bằng xi măng be bé vốn để không từ lâu lắm, xin mấy con cá vàng, cá bảy màu  về thả, gom mấy chậu hoa vứt lỏng chỏng khắp nơi, bày thêm mấy hòn đá nhỏ đủ màu để bài trí thành một  góc vườn rất đẹp. 

(2) ...... Mẹ nói, nhìn vào đó có thể thấy quá khứ, vị lai của con người, và rồi thấy lòng nhẹ như tơ. Có lúc, tôi  đùa rằng: "Người Nhật vẫn luyện tâm thiền bằng cách ngắm "đá mọc". Còn mẹ, ngắm đá mấy chục năm rồi,  mẹ đã bao giờ thấy đá nở hoa chưa?" Mẹ nghiêm mặt. "Thiên nhiên có đời sống riêng của nó. Đơn giản và  lặng lẽ thôi nhưng có thể dạy cho con người nhiều lắm đấy! Mẹ không biết đá có nở hoa không, nhưng mẹ  biết là khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích thị chỉ là  một viên đá mà thôi!" 

(3) Càng ngày con người càng thấy thiếu thiên nhiên. Và người ta cố đưa một chút thiên nhiên vào nhà để  cân bằng lại cuộc sống công nghiệp bề bộn máy móc và kỹ thuật. (... .....) Mẹ tôi chỉ tự hỏi, người ta chơi đá  như một cách đến gần với thiên nhiên hay một cách chiếm hữu nó? Bà cho rằng, sẽ vô duyên làm sao, nếu  như những viên đá đặt trong vườn kia chi để trang điểm phô trương, chứ không phải để gợi nhớ đến con sông  ngọn suối, không tưởng nhớ đến núi cao rừng sâu... Lãng phí làm sao, nếu ta không bao giờ chịu bỏ chút thời  gian quý giá để ngồi ngắm đá "mọc" trong vườn, và để nhận ra rằng lòng mình vẫn nở hoa,... 

(Trích: “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” – Đặng Nguyễn Đông Vy, NXB Hội nhà văn)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (TH) Em hiểu thế nào về câu văn sau: “...khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích thị chỉ là một viên đá mà thôi!"? 

Câu 3: (TH) Xác định biện pháp tu từ ở đoạn (1)

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự. 

Câu 2:

Ý nghĩa câu:“...khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích  thị chỉ là một viên đá mà thôi!”.  

- Trái tim và trí tưởng tượng là mặt tâm hồn của con người. 

- Nở hoa: Nói đến vẻ đẹp, sự thay đổi tích cực. 

- Hòn đá: Sự vật vô chi vô giác, vô nghĩa. 

-> Khi tâm hồn con người không có cảm xúc, không có giao cảm với thế giới bên ngoài, không có những thay  đổi tích cực thì cuộc sống chỉ còn là một cuộc đời vô nghĩa.

Câu 3: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng: Biện pháp liệt kê. (mới về mấy ngày mẹ đã ra tay sắp xếp lại cái hồ cá bằng xi măng be bé vốn để không từ lâu lắm, xin mấy con cá vàng, cá bảy màu về thả, gom mấy chậu hoa vứt lỏng chỏng khắp nơi, bày thêm mấy hòn đá nhỏ đủ màu để bài trí thành một góc vườn rất đẹp).

- Tác dụng: Tăng giá trị biểu đạt, diễn tả đầy đủ các công việc mẹ làm để trang trí lại khu vườn. 

Câu 4:

- Gợi ý: 

+ Luôn yêu thiên nhiên bằng cách cảm nhận vẻ đẹp của nó với sự giao cảm tự nhiên nhất chứ đừng yêu thiên  nhiên theo cách chiếm hữu. 

+ Trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên bình dị nhất vì nó giúp con người có thể tái sinh tâm hồn, cân bằng  cảm xúc, phát triển trí tưởng tượng,... 


Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu - Đề số 2

Đọc thầm đoạn văn sau 

Hãy tìm tôi giữa cánh đồng 

Nếu bạn hỏi hỏi tôi thích làm cái gì gì nhất, câu trả lời chăc chắn là: "Tôi thích chăn bò". Tôi rất thích nhìn vào đôi mắt trong veo của nó, đen láy và ướt át, chúng luôn khẽ khàng nấp dưới hàng mi dài cụp xuống. Mỗi buổi chăn bò là một hành trình mơ mộng. Dưới hòn đá này, một chú dế cổ than háu đá, dưới ngọn lá kia là chú chuồn chuồn kim ngủ quên vừa thoát khỏi bụi cỏ, đang bị chú bò ngoạm lấy chẳng phải là chú châu chấu đó sao? Bạn có thể đi trước hoặc sau chú bò, ngồi trên lưng nó nghêu ngao hát và ngắm những bông mía trổ cờ. Xa xa, những cụm mây trắng cứ tan ra rồi kết thành vô số hình thù kì lạ. Hay nếu mệt, bạn có thể cột nó vào dưới một gốc cây và thả hồn vào những cuốn truyện hoặc hồn nhiên ngủ say dưới lớp rơm rạ. Rồi tới xế chiều khi mặt trời sắp ngủ, bạn được ngồi ngất nghểu trên lưng chú bò đã no căng, được thổi khúc ca vui bằng kèn lá và thong dong trở về. Những năm tháng thần tiên cứ như chiếc dây diều neo mãi mãi trong tâm hồn tôi. 

Theo Đặng Nguyễn Đông Vy

Bộ đề Hãy tìm tôi giữa cánh đồng Đọc hiểu hay nhất

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 

1. Hai dòng nào nêu đúng lí do tác giả thích đi chăn bò? 

a. Thích nhìn đôi mắt trong veo, đen láy và hàng mi dài cụp xuống của chú bò. 

b. Bò là một loài vật rất hiền lành, dễ chăn dắt. 

c. Mỗi buổi chăn bò là một hành trình mơ mộng. 

2. Những con vật nào được tìm thấy trong cuộc " hành trình mộng mơ"? 

a. Dế cổ, chuồn chuồn kim, châu chấu. 

b. Dế cổ, chuồn chuồn ngô, cào cào. 

c. Dế mèn, chuồn chuồn ớt, châu chấu. 

3. Hai dòng nào nêu đúng những việc làm thú vị của tác giả trong buổi chăn bò? 

a. Chạy theo cánh diều nghêu ngao hát.

 b. Dựa lưng vào gốc cây đọc truyện, ngủ say dưới lớp rơm rạ. 

c. Ngồi ngất nghểu trên lưng bò thổi kèn lá.

4. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: 

a. Nó cảm thấy................(khỏe, khỏe mạnh) ra sau một giấc ngủ ngon. 

b. Tuy hơi nhẹ cân nhưng em bé rất........(lực lưỡng, cứng cáp), nhanh nhẹn. 

c. Bác nông dân có nước da rám nắng, bắp tay..................(rắn rỏi, săn chắc). 

d. Vì tập luyện nhiều nên sức chịu đựng của anh ấy rất..........(nhanh nhẹn, dẻo dai), bền bỉ. 

5. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau: 

a. Mấy chú chim vàng anh đang ríu rít chuyển cành. 

b. Các em bé trong khu tập thể nhà tôi ở đang nô đùa trên bãi cỏ trước sân. 

c. Chú mèo mướp nằm dài phơi nắng trước hiên nhà. 

d. Nghệ sĩ ve sầu cất lên những giai điệu chào hè. 

6. Trong trường hợp nào, câu "Cô mời Cường kên bảng." Là câu khiến? Vì sao?

a. Việt nói với Cường. 

b. Việt nói với Nam. 

c. Cô giáo nói với Cường.

Trả lời:

1.a,c; 

2.a; 

3.b,c. 

4. a. khỏe b. cứng cáp c. săn chắc d. dẻo dai 

5. a. Mấy chú chim vàng anh// đang ríu rít chuyển cành. 

b. Các em bé trong khu tập thể nhà tôi ở// đang nô đùa trên bãi cỏ trước sân. 

c. Chú mèo mướp// nằm dài phơi nắng trước hiên nhà. 

d. Nghệ sĩ ve sầu//cất lên những giai điệu chào hè. 

6. Câu c, vì câu a và câu b là hai câu Việt thông báo cho Cường và Nam biết, còn câu c là câu cô giáo đề nghị Cường thực hiện hành động lên bảng.

icon-date
Xuất bản : 14/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022