Câu trả lời đúng nhất: Bộ luật Hồng Đức có niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Bộ luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật.
Người cho ra bộ luật Hồng Đức là vua Lê Thánh Tông.
Các bạn hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về Bộ luật Hồng Đức cùng Top lời giải nhé.
Bộ luật Hồng Đức là ra đời 1470-1497, đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Bộ luật Hồng Đức là tôn gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật. Bộ luật Hồng Đức có thể coi là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;....
Người cho ra Bộ luật Hồng Đức là vua Lê Thánh Tông.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Vũ Khiêu, sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền dưới thời Lê sơ đã đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nên chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
>>> Xem thêm: Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là gì?
Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.
- Sở hữu và hợp đồng:
+ QTHL đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư).
+ Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v
- Về thừa kế: Các quan điểm thừa kế khá phù hợp với hiện đại như: Thời điểm phát sinh quyền thừa kế, quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế không theo di chúc người con gái và người con trai có quyền thừa kế ngang bằng nhau, phân định nguồn gốc tài sản chung riêng của vợ chồng.
Luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm toàn bộ nội dung của Bộ luật Hồng Đức.
Các nguyên tắc hình sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm:
- Vô luật bất thành hình (được quy định tại Điều 642, 683, 685, 708, 722): Các điều khoản này quy định chỉ được khép tội trong khi Bộ luật này có quy định, không được phép thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã được quy định trong luật (Điều khoản này tương tự như các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật hình sự thời hiện đại).
- Chiếu cố (được quy định tại các Điều 1, 3, 4, 5, 8, 10, 16, 17, 680): Các điều khoản này quy định các chế độ chiếu cố, đãi ngỗ đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và người già cả), người tàn tật, phụ nữ,...
- Chuộc tội bằng tiền (được quy định tại Điều 6, 16, 21, 22, 24
- Trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 16, 35, 38, 411, 412): Các điều này quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay người khác.
- Miễn, giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450, 499, 553)
- Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu (được quy định tại Điều 25, 39. 411, 504).
* Tội phạm
- Phân loại theo hình phạt (ngũ hình và các hình phạt khác)
- Theo sự vô ý hay cố ý phạm tội
- Theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội
- Tính chất đồng phạm
- Các nhóm tội cụ thể
Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:
- Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc-điều 412), đại bất kính (430, 431).
- Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch (điều 416), bất hiếu (nhiều điều, chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa, nội loạn.
- Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo (420 và 421).
- Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế độ hôn nhân-gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v
-------------------
Trên đây là toàn bộ câu trả lời chính xác nhất về “Người cho ra bộ luật Hồng Đức là ai?” và một số kiến thức mở rộng Luật Hồng Đức mà Top lời giải mang đến. Mong rằng bạn sẽ được mở rộng được kiến thức hơn qua câu hỏi và bài tìm hiểu này. Chúc bạn học tốt.