logo

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa 


Trắc nghiệm: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

A. Khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa 

B. Khủng hoảng  thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các  tư bản chủ nghĩa 

C. Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa 

D. Khủng hoảng thừa. diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa

Trả lời

Đáp án đúng: A. Khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa 

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa 


Giải thích của gáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)  là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới: 

- Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%. 

- 13.000 công ti bị phá sản. 

- Hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản. 

- Hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực   

- Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933)


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinton

a. Sự hình thành

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước, phân chia quyền lợi.

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)
Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 – 1920)

⇒ Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.

b) Hệ quả:

- Làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận.

=> Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1922 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản

a. Hoàn cảnh thành lập Quốc tế cộng sản

- Được thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 soi đường và cổ vũ, họ đã vùng dậy đấu tranh.

- Do hậu quả của chiến tranh.

- Trong những năm 1918 - 1923, các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế. Cao trào cách mạng bùng nổ.

+ Sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919)

+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na) đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn.

- Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.

b) Quốc tế Cộng sản

Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.

Với những nỗ lực của Lê-nin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, Đại hội thành lập Quốc tế CỘng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được tiến hành tại Mát-x cơ-va tháng 3-1919. Trong thời gian tồn tại, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

Đại hội II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lê-nin khởi thảo.

Tại Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới

c. Vai trò của Quốc tế Cộng sản:

- Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó

a) Nguyên nhân:

- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận => “cung” vượt quá “cầu”.

b) Phạm vi, quy mô:

- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó lan sang các ngành kinh tế khác.

- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.

c) Hậu quả

- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

- Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

- Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

+ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

d) Hướng giải quyết khủng hoảng:

* Mĩ - Anh - Pháp:

- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.

- Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.

* Đức - Italia - Nhật Bản:

- Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.

- Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

>>> Xem thêm: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022