logo

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là?

icon_facebook

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là: Cuộc khủng hoảng thừa và trầm trọng nhất. Về bản chất thì cuộc khủng khoảng này xảy ra bởi các nước tư bản quá chạy theo lợi thuận sản xuất hàng hóa ồ ạt mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường.


Trắc nghiệm: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là?

A. Cuộc khủng hoảng thừa và trầm trọng nhất.

B. Cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.

C. Cuộc khủng hoảng thiếu.

D. Cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Cuộc khủng hoảng thừa và trầm trọng nhất.

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là: Cuộc khủng hoảng thừa và trầm trọng nhất.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng vô cùng lớn để đem lại lợi nhuận khổng lồ, từ đó phát sinh ra vấn đề là cung vượt quá cầu, người dân không tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng hàng hóa bị tồn đọng nặng nề.

Điều này vô hình chung đã tạo ra sự mất cân bằng về cung cầu, tiền bị mất giá, kéo theo hệ lụy nền kinh tế đi xuống trầm trọng, từ đó khiến cho mối quan hệ giữa những tầng lớp, giai cấp trong xã hội ngày càng trở nên xấu đi, nhiều mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi đã liên tiếp nổ ra.

Về bản chất thì cuộc khủng khoảng này xảy ra bởi các nước tư bản quá chạy theo lợi thuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường, từ đó khiến đời sống của quần chúng nhân dân ngày càng trở nên nghèo đói. Đây được coi là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, trái ngược với cuộc khủng hoảng năm 1919-1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.


2. Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

- Vào 9/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra từ Mỹ, nó đã tàn phá nặng nề khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái kiệt quệ, công nhân thất nghiệp, các cơ sở sản xuất phải đóng cửa đồng loạt. Sản lượng công nghiệp giảm 50% vì trì trệ với gang thép giảm 75%, ô tô giảm 90%.

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là?

Không chỉ có Mỹ, cuộc khủng hoảng này còn ảnh hướng đến hàng loạt các quốc gia tư bản khác như Anh, Pháp…đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ghi chép thì nền công nghiệp Pháp giảm 30%, nông nghiệp giảm 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.

- Còn ở Anh, sản lượng gang cũng giảm sút 50%, thép giảm gần 50%, thương nghiệp giảm nặng nề đến 60%.

→ Về bản chất thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này thực chất là sự tham lam, tàn độc của đế quốc và bọn thực dân, dẫn tới tình cảnh người dân khốn cùng, từ đó buộc phải đứng lên đấu tranh để giải thoát cho chính mình.


3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã dẫn tới sự tiêu điều, các nước tư bản bắt đầu xuất hiện sự lục đục trong nội bộ và nảy sinh ra nhiều ý đồ xấu để có thể giúp cho nền kinh tế hồi phục, phát triển.

→ Chính cuộc khủng hoảng này đã khiến cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản, giữa tầng lớp nông dân và địa chủ càng trở lên gay gắt. Vì thế mà đã dẫn đến cao trào cách mạng, các cuộc bạo loạn nổ ra ở khắp nơi trên thế giới.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng này còn kịch động ra sự mâu thuẫn giữa chính các quốc gia đế quốc với nhau trong vấn đề tranh giành tài nguyên, đất đai và tài sản của nhau. Do đó mà những quốc gia này đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh thế giới với âm mưu chính là chia lại thế giới, đây chính là ngòi nổ châm bùng lên chiến tranh thế giới thứ 2.

Xem thêm:

>>> Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?


4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài trong bao lâu?

A. 3 năm       

B. 4 năm

C. 5 năm       

D. 6 năm

Câu 2: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh ế 1929 – 1933 là do

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa

B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923

C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Câu 3: Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng nhất vào năm

A. 1929       

B. 1930

C. 1931       

D. 1932

Câu 4: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới 1929-1933 là gi?

A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.

B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.

C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xit và nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thê điều tiết được.

Câu 5: Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng biện pháp nào ?

A. Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nên dân chủ đại nghị

B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

Câu 6: Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản (1920) diễn ra khi: 

A. Nguyễn AI Quốc đang hoạt động ở Pháp. 

B. Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Anh. 

C. Nguyên Ái Quốc đang hoạt động ở Liên Xô.

D. Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Mĩ.

icon-date
Xuất bản : 08/05/2022 - Cập nhật : 08/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads